Chủ đầu tư cao tốc Long Thành (VEC) báo lãi năm 2021 tăng đột biến nhờ chênh lệch tỷ giá

Cập nhật: 10:13 | 10/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) công bố BCTC kiểm toán năm 2021 với doanh thu thuần sụt giảm nhưng lợi nhuận tăng đột biến nhờ chênh lệch tỷ giá.

Cụ thể, lũy kế năm 2021, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận 3.261 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 11% so với năm 2020. Tuy nhiên, khoản lãi từ hoạt động tài chính bật tăng với 3.912 tỷ, cao gấp 6,5 lần so với năm 2020 khiến lãi ròng của VEC cao gấp 17 lần cùng kỳ đạt gần 156 tỷ đồng.

1248-vec
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Trong đó, ngoài 564 tỷ đồng đến từ lãi tiền gửi ngân hàng và tiền cho vay trong năm, VEC còn ghi nhận 3.140 tỷ đồng lãi từ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, cao đột biến so với năm 2020 với chưa đầy 3 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty cao đột biến trong năm 2021.

Nhờ nguồn thu đột biến từ hoạt động tài chính này mà tổng doanh thu VEC ghi nhận được trong năm vừa qua đã đạt 7.176 tỷ đồng, tăng 68% so với năm liền trước và cao hơn 71% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm.

Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh trong năm, VEC thu về khoản lãi ròng gần 156 tỷ đồng, cao gấp 17 lần so với năm trước và vượt 43 lần so với kế hoạch năm.

Đến cuối năm 2021, VEC có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn gần 92.400 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2020. Trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp vào khoảng 173 tỷ đồng. Tuy nhiên, VEC còn có hơn 10.4000 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng lấy lãi.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, VEC đặt mục tiêu đạt 4.056 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 43% so với thực hiện năm 202; lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng gấp 3 lần, đạt 418 tỷ đồng.

Theo đó, VEC ước tính tổng vốn đầu tư cho năm nay là gần 2.200 tỷ đồng và nộp thuế, các khoản phải nộp Nhà nước 385 tỷ đồng.

Hiện tại, VEC có 4 công ty con gồm Công ty CP Vận hành, Bảo trì đường cao tốc Việt Nam (81,3%); Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (51%); Công ty CP Cầu Cần Thơ (65,4%) và Công ty CP 715 (75%).

Trong nhóm công ty này, ngoài Công ty Cầu Cần Thơ ghi nhận lỗ 2,58 tỷ đồng năm vừa qua thì cả 3 công ty còn lại đều có lãi 2-4 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn 2 công ty liên kết là Công ty CP Dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (22,38%) và Công ty CP Đầu tư đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (43,9%).

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu VEC giải quyết tồn tại liên quan dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Theo Báo Tài nguyên Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản số 2687/UBND-KTN yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam giải quyết dứt điểm các tồn tại của dự án liên quan đến dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết dứt điểm những tồn tại, khuyết điểm liên quan đến dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các kiến nghị của tỉnh Quảng Ngãi chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Do đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị VEC sớm có phương án giải quyết các nội dung như: Điều chỉnh tổng chi phí bồi thường, GPMB dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi; hoàn trả các tuyến đường phục vụ thi công dự án trên địa bàn các huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành. Chưa thi công xong các đường dân sinh, đường gom dẫn đến ảnh hưởng đến đi lại của người dân.

Chưa khắc phục hệ thống kênh mương và hỗ trợ sản xuất cho nhân dân. Tình trạng đất bị ngập úng cục bộ, đất không có nước tưới, đất bị bồi lấp không canh tác sản xuất được gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh của người dân.

Ngoài ra, VEC, Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn chưa có ý kiến về việc thu hồi, bồi thường phần đất sản xuất nông nghiệp với diện tích khoảng 4.514,4 m2 của 10 hộ dân tại hạ lưu cầu ORB28a (Km130+173) do trong quá trình thi công xây dựng cầu ORB28a đã làm thay đổi dòng chảy của suối Ba Đơn, gây ra sạt lỡ đất và bồi lấp cát, sạn vào phần đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trên. Nội dung này, VEC đã đề nghị địa phương xem xét hỗ trợ hộ dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Biên bản làm việc ngày 22/8/2019). Tuy nhiên, theo thực tế hiện trường thì một phần diện tích đã bị sạt lỡ và phần còn lại bị bồi lấp đất đá nên không có khả năng tiếp tục canh tác, sản xuất, cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Chủ đầu tư cao tốc Long Thành (VEC) báo lãi năm 2021 tăng đột biến nhờ chênh lệch tỷ giá
Nhiều tuyến đường tại huyện Bình Sơn mà nhà thầu mượn để thi công cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị hư hỏng

VEC, Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cũng chưa hoàn thành công tác giao đất của dự án qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành và thành phố Quảng Ngãi vì theo thành phần hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường thủ tục giao đất phải có phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn chưa thực hiện. Đây là điểm vướng mắc cần phải xử lý sớm.

UBND tỉnh cũng kiến nghị VEC khẩn trương đầu tư hoàn thiện nút giao Dung Quất để góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi, rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hóa tại Khu kinh tế Dung Quất; sớm đầu tư các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc nhằm phục vụ các nhu cầu cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường hai bên tuyến đường; hoàn thiện hàng rào chắn để động vật không chạy vào cao tốc gây nguy hiểm.

Được biết, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là dự án đường cao tốc thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam phía Đông. Đường cao tốc này nối Đà Nẵng với Quảng Ngãi, có điểm đầu tuyến tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và điểm cuối là nút giao thông đường vành đai quy hoạch thành phố Quảng Ngãi thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Tổng chi phí xây dựng là gần 34.500 tỷ đồng, tương đương 1,641 tỷ USD. Trong đó, 798,56 triệu USD được đầu tư từ nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), 590,39 triệu USD từ Ngân hàng thế giới (WB), còn lại sử dụng vốn đối ứng của nhà nước cho công tác giải phóng mặt bằng, quản lý dự án…

Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 5/2013 và đã hoàn thành 65 km đầu tiên từ nút giao Tam Kỳ đến Túy Loan vào 8/2017.

Đến 9/2018, toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được thông xe kĩ thuật. Nhưng nút giao Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi) hiện tại chưa hoàn thành nên vẫn tiếp tục thi công.

VEC mời thầu gói giải quyết tranh chấp với LOTTE tại cao tốc tỷ đô

Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang mời thầu gói TVL5 - Dịch vụ tư vấn pháp lý cho VEC ...

VEC "lắc đầu" đối với 37.000 phương tiện vận tải quá tải trọng

TBCKVN - Trong 2 quý đầu năm 2019, VEC tổ chức kiểm soát tải trọng đối với 1,26 triệu lượt phương tiện trong tổng số 23,36 ...

Tổng giám đốc VEC và câu chuyện về phiếu tín nhiệm

TBCKVN - Tháng 5/2017, VEC tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng để lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh Tổng ...

Thiên Ân

Tin liên quan