Cho vay trực tuyến có nhiều “kẽ hở”

Cập nhật: 15:41 | 14/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cho vay trực tuyến (online) ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, việc cho vay trực tuyến có thể biến tướng thành huy động tài chính đa cấp, khiến người cho vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp…  

cho vay truc tuyen co nhieu ke ho Tăng hạn mức cho vay tiêu dùng để hạn chế tín dụng đen
cho vay truc tuyen co nhieu ke ho Ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất cho vay
cho vay truc tuyen co nhieu ke ho Vietcombank “bất ngờ” giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp

Tiềm ẩn rủi ro

Theo vị chuyên gia tài chính - TS Cấn Văn Lực giải thích, dòng tiền cho vay trực tuyến thường là vốn tự có của công ty cung cấp công nghệ dịch vụ tài chính (Fintech) hoặc vốn tự có của công ty này lẫn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân khác để cho vay lại. Vì thế, để dòng tiền lưu thông, các công ty Fintech tìm mọi cách lôi kéo người vay.

cho vay truc tuyen co nhieu ke ho
Ảnh minh họa

Theo Ngân hàng (NH) Nhà nước, cho vay trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia, có thể gây mất ổn định kinh tế - xã hội do bên vay không trả được nợ; để lại nhiều hệ lụy kéo dài mà nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá trong thời gian qua. Ở Việt Nam, một số công ty Fintech làm trung gian kết nối người cho vay và người vay thường đưa ra lãi suất cao để lôi kéo người cho vay tham gia. Nếu xảy ra tranh chấp do không đòi được số tiền đã cho công ty Fintech vay, khó truy cứu trách nhiệm từ các công ty này.

Mặt khác, NH Nhà nước nhận định cho vay trực tuyến có thể biến tướng thành huy động tài chính đa cấp, khiến người cho vay, người vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp…

Lách luật

Thực tế cho thấy các mô hình cho vay trực tuyến tại Việt Nam thường được giới thiệu là công ty tư vấn tài chính nhưng lại hợp tác với các tổ chức khác để thu phí tư vấn, phí quản lý khoản vay… nhằm né quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 - lãi suất không vượt quá 20%/năm.

Điều này thể hiện khá rõ tại hồ sơ của một khách hàng vay Doctor Đồng 1,5 triệu đồng. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ là Doctor Đồng, thu phí tư vấn hỗ trợ vay vốn 27.000 đồng/ngày. Còn đơn vị cho vay là Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Vạn An Phát (Công ty Vạn An Phát), thu phí quản lý khoản vay 3.000 đồng/ngày và không tính lãi suất dù hợp đồng cho vay vẫn thể hiện lãi suất 19,9%/năm.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là hợp đồng cung cấp dịch vụ của Doctor Đồng lẫn hợp đồng vay tiền của Công ty Vạn An Phát đều không có chữ ký của người vay, thay vào đó là một mã số xác nhận (mã OTP) do Doctor Đồng tạo ra.

Theo NH Nhà nước, cho vay trực tuyến không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật NH Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng. Bởi cho vay trực tuyến không được thực hiện từ các tổ chức tín dụng mà là giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân thông qua việc sử dụng kết nối dựa trên ứng dụng công nghệ.

Hoài Dương