Chính thức áp thuế chống bán phá giá nhôm Trung Quốc từ 4/10

Cập nhật: 11:31 | 02/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mức thuế tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc từ 2,49% đến 35,58%.

chinh thuc ap thue chong ban pha gia nhom trung quoc tu 410

Đề xuất áp thuế 0% với động cơ, hộp số ô tô nhập khẩu

chinh thuc ap thue chong ban pha gia nhom trung quoc tu 410

Thép Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá tới hơn 20%

chinh thuc ap thue chong ban pha gia nhom trung quoc tu 410

13 mặt hàng có nguy cơ bị áp thuế PVTM khi vào EU, Hoa Kỳ và Canada

Bộ Công thương đã chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm của Trung Quốc nhập ồ ạt vào Việt Nam thời gian qua. Biện pháp này có hiệu lực từ ngày 4/10/2019.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49% đến 35,58%.

Trước đó, trong cuộc điều tra vào tháng 1 năm nay, Bộ Công thương đã kiểm tra 16 công ty, nhà sản xuất Trung Quốc trong lĩnh vực này.

chinh thuc ap thue chong ban pha gia nhom trung quoc tu 410
Hình minh họa

Kết quả điều tra cho thấy, ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề thời gian qua, với hầu hết doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động. Ngoài ra, số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.

Theo Bộ Công thương, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%. Trong một số trường hợp, giá bán còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất. Đây là các sản phẩm đã bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá.

Số liệu thống kê cho thấy năm 2018 lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62.000 tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5.000 tấn.

Từ đó, Bộ Công thương đã ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm nhôm nêu trên để giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước vốn đang bên bờ vực thua lỗ, phá sản.

Hùng Dũng