Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đề nghị của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam:

Chính sách thuế đối với chi phí lãi vay

Cập nhật: 16:17 | 07/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam cho biết: "Những quy định thiếu rõ ràng, không nắm vững được bản chất của chi phí lãi vay, đánh đồng các giao dịch kinh doanh,… vô hình trung cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí một số doanh nghiệp có thể thua lỗ kéo dài, cắt mất nguồn thu thuế lâu dài cho ngân sách Nhà nước"...

chinh sach thue doi voi chi phi lai vay

UBCKNN: Cơ quan độc lập thuộc Chính phủ là cần thiết nhằm nâng cao vai trò và vị thế

chinh sach thue doi voi chi phi lai vay

8h30 ngày 15/5: Diễn ra tọa đàm trực tuyến “An toàn an ninh trong lĩnh vực chứng khoán”

chinh sach thue doi voi chi phi lai vay

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ hoạt động trong năm nay

Thời gian qua, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội) đã tiếp nhận được nhiều ý kiến phản ánh của một số Công ty chứng khoán liên quan đến quy định về tổng chi phí lãi vay theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ và được biết vẫn chưa có hướng dẫn mới về vấn đề này.

Theo đó, Hiệp hội đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho ý kiến chỉ đạo các bộ ban ngành làm rõ (sửa đổi) một số nội dung liên quan chính sách thuế trong Nghị định 20 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (gọi tắt là “Nghị định 20”).

chinh sach thue doi voi chi phi lai vay

Hiệp hội đề xuất sửa đổi một số điểm cụ thể:

Tại Khoản 3 Điều 8, Chương II Nghị định 20 về "tổng chi phí lãi vay phát sinh trong thời kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế. Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm".

Tại Khoản 2, Điều 1, Chương I Nghị định 20 về "các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ kiên kết theo quy định Điều 5 Nghị định này, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá”. Hiệp hội lập luận: Công ty chứng khoán là doanh nghiệp đặc thù đã được cấp phép hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, một hoạt động có tính chất tương tự như hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Để có nguồn vốn cho vay giao dịch ký quỹ, công ty cần vay từ các tổ chức tín dụng, thực hiện phát hành trái phiếu… và phát sinh chi phí đi vay tương ứng để tài trợ vốn cho hoạt động này. Tuy nhiên, công ty chứng khoán lại không nằm trong nhóm đối tượng được loại trừ trong phạm vi áp dụng của Khoản 3, Điều 8 (nêu ở trên).

Theo đó, nội dung trên chưa đảm bảo công bằng đối với các công ty trong ngành chứng khoán được phép thực hiện nghiệp vụ giao dịch ký quỹ. Quy định này gây cản trở đối với doanh nghiệp trong việc huy động vốn để phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô nghiệp vụ cho vay giao dịch ký quỹ.

Hiệp hội cho biết, quy định nêu rõ “tổng chi phí lãi vay” bị khống chế không được vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần quy định. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn chính thức từ Tổng Cục Thuế khiến một số cục thuế địa phương đang có cách hiểu chưa tường minh về vấn đề này dẫn tới chính sách thuế không công bằng cho doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp trong việc hoạch định kinh doanh, cân đối nguồn vốn phục vụ kinh doanh, cản trở thanh khoản trong lưu thông nguồn vốn trên thị trường tiền tệ, không khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh. Từ đó làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp (giảm nguồn thuế nộp ngân sách Nhà nước).

Những quy định thiếu rõ ràng, không nắm vững được bản chất của chi phí lãi vay, đánh đồng các giao dịch kinh doanh,… vô hình chung cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí một số doanh nghiệp có thể thua lỗ kéo dài, cắt mất nguồn thu thuế lâu dài cho ngân sách Nhà nước.

Và rất nhiều những hệ lụy khác...

Hiệp hội cho rằng, Nghị định 20 chủ yếu nhằm mục tiêu chống chuyển giá và chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Mối quan hệ giao dịch liên kết ở các doanh nghiệp trong nước khác với giao dịch liên kết đa quốc gia. Vậy áp dụng các quy định ở điểm trên đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong Việt Nam là không cần thiết, không đúng với tinh thần và mục đích quy định của pháp luật.

chinh sach thue doi voi chi phi lai vay
Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản Số: 4833/VPCP – KTTH ngày 04/06/2019 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về đề xuất của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam với nội dung cụ thể:

"Xét đề nghị của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam tại văn bản số 47.19 CV/HHCk ngày 22 tháng 4 năm 2019 về kiến nghị chính sách thuế đối với chi phí lãi vay tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP; ý kiến của Tập đoàn Vingroup - Công ty CP tại văn bản số 02.05/2019/CV-VGR-BTC ngày 02 tháng 5 năm 2019 về kiến nghị đề xuất khi áp dụng Nghị định số 20/2017/NĐ-CP cũng như nội dung Bài viết “Hàng ngàn doanh nghiệp mòn mỏi chờ luật: Chưa sửa được phải tạm dừng” trên Báo Thanh Niên ngày 17 tháng 5 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến như sau:

Bộ Tài chính nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng: Khẩn trương rà soát, báo cáo việc sửa đổi, bổ sung quy định về hạn mức lãi vay được khấu trừ tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP; đề xuất các giải pháp để quản lý thuế hiệu quả đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2019.

Văn phòng Chính phủ thông báo Bộ Tài chính biết và thực hiện".

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm