CEO Văn Đinh Hồng Vũ dành gần 6 tháng để tìm người đồng sáng lập startup

Cập nhật: 07:00 | 07/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Văn Đinh Hồng Vũ dành gần 6 tháng để tìm thấy đồng sáng lập hiện tại của Elsa và mời đối tác này về ở chung nhà (theo đúng nghĩa đen) trong 3 tháng để xác định chắc chắn rằng, dù khác biệt kỹ năng nhưng họ đều có chung hệ giá trị cũng như có cùng mục tiêu.

ceo van dinh hong vu danh gan 6 thang de tim nguoi dong sang lap startup

Nữ Chủ tịch Nam Hải Group: Làm tốt vai trò doanh nhân lẫn người mẹ, người vợ đảm đang

ceo van dinh hong vu danh gan 6 thang de tim nguoi dong sang lap startup

Doanh thu CEO Group tăng gần 150% trong nửa đầu năm

ceo van dinh hong vu danh gan 6 thang de tim nguoi dong sang lap startup

Ông chủ Tập đoàn Hoàng Hà dự bán một số dự án đầu tư để giảm bớt áp lực cho con

Khởi nghiệp thành công tại Silicon Valley (Mỹ), Văn Đinh Hồng Vũ là một trong 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ tài năng, trí thức người Việt tiêu biểu tham gia Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2018. Chị muốn dùng công nghệ để giúp người Việt và hàng tỷ người trên khắp thế giới khai phóng tiềm năng ngôn ngữ của bản thân.

Các nhà sáng lập thường phải trải qua giai đoạn đầu rất khó khăn khi vừa phải quyết tâm từ bỏ những thứ ổn định đang có như lương thưởng hấp dẫn tại nơi đang làm việc, vừa rất gian nan khi tìm kiếm đồng sáng lập (co-founder) phù hợp.

Văn Đinh Hồng Vũ - nhà sáng lập ứng dụng học phát âm tiếng Anh Elsa cho hay, đã dành gần 6 tháng, đi đến nhiều thành phố, quốc gia và tham dự hàng loạt Hội nghị để tìm được đồng sáng lập cho Elsa.

ceo van dinh hong vu danh gan 6 thang de tim nguoi dong sang lap startup
CEO Văn Đinh Hồng Vũ dành gần 6 tháng để tìm người đồng sáng lập startup. Ảnh: Nguồn Internet

Hiện thực hóa giấc mơ

Văn Đinh Hồng Vũ thuộc thế hệ 8X, từng là sinh viên Ngoại thương, đa tài và giỏi 3 ngoại ngữ. Đầu những năm 2000, khi mới ngoài 20 tuổi, Vũ đã tự tin là đại diện thanh niên Việt Nam đi qua 10 nước, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về các vấn đề giáo dục và hướng nghiệp toàn cầu. Những chuyến đi ấy đã nhen nhóm trong Vũ những đốm lửa nhỏ về khát vọng cải tiến giáo dục trên quê hương.

Tốt nghiệp đại học năm 2006, Vũ giành học bổng MBA tại Stanford - một trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo MBA, Vũ đảm nhận những công việc có mức lương cao như trợ lý Tổng giám đốc Tập đoàn Vận tải và Năng lượng Maersk, Trưởng dự án cấp cao cho Booz & Company (một trong 4 tập đoàn tư vấn đứng đầu nước Mỹ), nhưng chị vẫn quyết định từ bỏ để bắt đầu hành trình thực hiện khát vọng của mình.

“Khi học ở Stanford, tôi bị choáng ngợp bởi hệ thống giáo dục của họ và điều đó thực sự thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi đã được thụ hưởng nền giáo dục đẳng cấp thế giới và luôn mong ước mình có thể đưa một phần hệ thống giáo dục này trở về quê hương”, Vũ bộc bạch.

Với suy nghĩ đó, để trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục, Vũ theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ Giáo dục tại Trường Giáo dục Stanford. Giữa năm 2015, chị bắt đầu khởi động một cuộc hành trình mới mang tên Elsa Speak.

Elsa Speak là phần mềm giúp luyện phát âm chuẩn giọng bản ngữ hoạt động theo cơ chế của trí thông minh nhân tạo. Vũ chia sẻ, ý tưởng xây dựng phần mềm này xuất phát từ thực tế, bản thân chị và những du học sinh sang Mỹ học tập gặp phải những khó khăn về cách phát âm tiếng Anh.

“Bạn sẽ không nhận ra, phát âm quan trọng đến nhường nào đâu, cho đến khi sống, học tập và làm việc ở nước ngoài”, Vũ giải thích.

Dù vậy, trước khi bắt đầu tìm kiếm co-founder, Vũ Văn đã tự quy định với bản thân, tối đa trong 6 tháng, nếu không tìm được, cô sẽ bỏ ý tưởng thành lập Elsa.

Năm 2015 là năm mà kỹ thuật học máy sâu đang phát triển, giúp công nghệ nhận diện giọng nói có độ chính xác cao hơn. Xác định Elsa sẽ trở thành công ty công nghệ và không thể out-sourcing, Vũ Văn lập kế hoạch tìm đồng sáng lập am hiểu công nghệ.

Tuy nhiên, không phải “dân” trong ngành kỹ thuật nên việc tìm kiếm co-founder của Vũ gặp nhiều trở ngại khi cô không có mối quan hệ trong lĩnh vực này.

“Cộng đồng công nghệ, nhất là những người giỏi, dù không phải khinh thường, nhưng họ không thèm nói chuyện với mình, vì nghĩ mình không biết gì”, Vũ Văn nhớ lại và cho biết, mỗi ngày, cô phải nói chuyện với từ 3 - 5 người trong lĩnh vực công nghệ để hỏi han, nhờ họ giới thiệu những người quen biết.

Tình cờ, vào tháng thứ 6 - sắp hết thời hạn tự đặt ra để tìm đồng sáng lập, tại một Hội nghị được tổ chức tại Đức, Vũ Văn trò chuyện với tiến sĩ Xavier Anguera, người Bồ Đào Nha và dần nhận thấy, dường như, đây chính là đối tác mà mình đang tìm kiếm.

Vũ Văn cho rằng, việc tìm đồng sáng lập không chỉ để bổ trợ kiến thức/kỹ năng như “mảnh ghép” mình đang thiếu, mà quan trọng là dù khác biệt kỹ năng nhưng họ đều phải có chung hệ giá trị cũng như có cùng mục tiêu.

Để xác định được điều đó, Vũ Văn mời Xavier Anguera về Mỹ, sống chung tại nhà Vũ trong 3 tháng.

Google, Facebook,…như thỏi nam hâm hút nhân tài với mức lương rất cao. Nhà sáng lập Elsa xác định, họ không có tiền và cũng không dùng tiền để thu hút người , mà phải dùng “vũ khí” duy nhất họ đang có là đam mê trong lĩnh vực giáo dục.

“Tìm đồng sáng lập phải kiếm được người rất giỏi và rất giàu. Như vậy, thì họ mới làm không công và rất nhiều giờ cho công ty. Họ cũng là người không cần tiền, đang đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Đó cũng là lý do, Vũ thường hỏi nhân sự mới là đã mua bảo hiểm chưa, vì Elsa chỉ trả được bảo hiểm xã hội với mức thấp”, Vũ Văn chia sẻ cách tuyển dụng của Elsa.

Trong 6 tháng đầu khi chưa có co-founder cũng không phải là lý do để Vũ dừng hoạt động công ty mà cô vẫn phải xây dựng sản phẩm sơ khởi. Để đến khi có đồng sáng lập, sẽ có bản thử nghiệm để họ dùng thử.

Thay vào đó, start-up cần biết, mình đang tìm đồng sáng lập có kỹ năng gì và bổ trợ cho mình ra sao. Ngoài ra, không phải công ty nào cũng cần một đồng sáng lập về kỹ thuật vì tuỳ từng lĩnh vực hoạt động và có thể out-sourcing.

“Việc có một sản phẩm và công nghệ tốt chưa chắc đã thành công. Vì làm thế nào để đẩy sản phẩm ra, hiểu được người dùng là vấn đề còn lớn hơn”, CEO Elsa nói.

ceo van dinh hong vu danh gan 6 thang de tim nguoi dong sang lap startup
Nhà sáng lập Elsa Speak tìm kiếm người đồng hành startup. Ảnh: Nguồn Internet

Sử dụng công nghệ để thay đổi

“Tôi khảo sát ý kiến của nhiều người. 90% những người được khảo sát cho biết, họ cảm thấy sợ hãi khi nói tiếng Anh và không có giải pháp nào giúp giải quyết những thách thức ấy”, nhà sáng lập Elsa Speak kể lại.

Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, Vũ nhận thấy, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang và sẽ thay đổi cục diện thế giới một cách ngoạn mục. Ví dụ, AI đã vượt qua được kỳ thủ giỏi nhất thế giới về cờ vua, cờ vây; chẩn đoán được một số căn bệnh mà bác sĩ chưa chẩn đoán được…

Dựa vào công nghệ học máy (machine learning), hệ thống của Elsa Speak có thể tự động phân tích được từng âm, giúp người học biết chính xác họ phát âm sai ở âm nào, rồi hướng dẫn cụ thể (cách mở khẩu hình, uốn lưỡi…) để phát âm đúng.

Tuy nhiên, để xây dựng một ứng dụng công nghệ hoàn hảo, Vũ gặp khó khăn về nhân lực và xây dựng đội ngũ. Trí tuệ nhân tạo và công nghệ nhận diện giọng nói là lĩnh vực mới, nên nguồn nhân lực rất khan hiếm. Trên thế giới, chỉ có một số “gã khổng lồ công nghệ” như Microsoft, Google hay Apple… mới đủ nguồn lực để chiêu mộ nhân tài trong lĩnh vực này.

Để giải bài toán trên, Vũ đã chia sẻ về tầm nhìn và sứ mệnh của Elsa Speak với những giá trị thiết thực mà ứng dụng này có thể mang lại cho cộng đồng.

Vũ cho rằng, với những nhân tài công nghệ, thù lao không phải là vấn đề duy nhất hay quan trọng nhất. Điều họ mong muốn là có thể vận dụng khả năng của mình để tạo ra những giá trị mới cho cuộc sống.

Với nền tảng công nghệ tiên tiến tác động mạnh mẽ đến cộng đồng, Elsa Speak là start-up Việt đầu tiên lọt vào chung kết và chiến thắng tại cuộc thi Triển lãm Công nghệ giáo dục danh giá hàng đầu SXSWEdu Launch 2016 tại Mỹ; được chọn vào StartX - bệ phóng cho các doanh nhân hàng đầu Stanford; lọt vào top 5 ứng dụng trí tuệ nhân tạo của thế giới (theo Research Snipers); top 10 ứng dụng AI phải có để giúp điện thoại thông minh hơn (theo Tạp chí Analytics India)…

Đặc biệt, với tiềm năng phát triển của ứng dụng, Elsa Speak cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới với khoảng 12 triệu USD, gần đây nhất là khoản đầu tư 7 triệu USD từ nhà đầu tư chiến lược Gradient Ventures - quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào lĩnh vực AI của Google.

Ứng dụng Elsa Speak có thể sử dụng trên các thiết bị di động thông minh hệ điều hành Android/iOS. Người dùng đăng ký thành viên trên ứng dụng và có thể lựa chọn gói thành viên để sử dụng trong 1 - 3 - 6 tháng, 1 năm hoặc trọn đời, trả phí theo từng gói đã lựa chọn và có quyền truy cập tất cả chức năng, nội dung học của ELSA, không giới hạn số lượng bài học để luyện tập.

Khai phóng tiềm năng ngôn ngữ của người Việt

Từ những thành quả đã được kiểm chứng tại Mỹ, Vũ mong muốn đưa Elsa Speak trở về Việt Nam để nâng chỉ số thành thạo tiếng Anh của người Việt, thông qua việc thay đổi nhận thức và thói quen đối với việc học tiếng Anh.

“Tôi cảm thấy tiếc vì vẫn có nhiều người chưa hoàn toàn ý thức được mức độ quan trọng của việc nói tiếng Anh chuyên nghiệp. Khi một người nói tiếng Anh không tốt, họ mất đi 32% cơ hội nghề nghiệp và kinh doanh. Tiếng Anh đang dần thay thế các ngôn ngữ khác để trở thành ngôn ngữ làm việc chính thức trong các lĩnh vực tài chính, khoa học, chính trị, thương mại,... Nếu nói tiếng Anh tốt, bạn sẽ tăng được 30% độ tin cậy và công ty của bạn sẽ tăng 30% năng suất của mình. Chắc chắn, sử dụng thành thạo tiếng Anh sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống”, nhà sáng lập ELSA khẳng định.

Vũ còn mong muốn, Elsa Speak trở thành một phần của giải pháp giúp các thế hệ trẻ ở Việt Nam vượt qua thử thách về tiếng Anh và khai phóng toàn bộ tiềm năng về ngoại ngữ, để họ có cơ hội cạnh tranh và chiến thắng ở quy mô toàn cầu.

Tuyết Mai

Tin cũ hơn
Xem thêm