Bỏ túi bí kíp phòng tránh nạn lừa đảo tài chính

Cập nhật: 09:31 | 13/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Khi các hình thức lừa đảo tài chính ngày càng tinh vi, bạn cần có những cách phòng tránh chuyên nghiệp và thông minh hơn.

bo tui bi kip phong tranh nan lua dao tai chinh

“Nữ quái” lừa đưa gần 100 người đi xuất khẩu lao động chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

bo tui bi kip phong tranh nan lua dao tai chinh

Làm 100 CMND và hộ khẩu giả chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng

bo tui bi kip phong tranh nan lua dao tai chinh

“Nữ quái” chiềm đoạt hơn 7 tỉ đồng bằng chiêu thức bán vé máy bay ảo

Những năm gần đây là thời kì bùng nổ của tội phạm lừa đảo tài chính dưới nhiều hình thức. Do những khó khăn trong việc trình báo và điều tra, loại tội phạm này ngày càng lộng hành.

Nếu đã từng là nạn nhân, bạn sẽ biết thế nào là cảm giác bực bội với ví tiền. Đặc biệt, khi các chế tài xử phạt tại Việt Nam còn chưa chặt chẽ, những kẻ lừa đảo có rất nhiều cơ hội để lợi dụng.

Internet đã giúp tội phạm truy cập thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng hơn bao giờ hết. Với dữ liệu đó, chúng có thể đánh cắp danh tính của bạn, sử dụng thẻ tín dụng, phá lớp bảo mật tài chính và hủy hoại cuộc sống của bạn theo nhiều cách.

Những kẻ tấn công tài khoản của bạn còn sẵn sàng thiết lập trang web giả với nội dung cho vay tiền hoặc cho trả góp với thủ tục nhanh chóng. Sau khi nạn nhân liên lạc, đối tượng yêu cầu cung cấp CMND/hộ khẩu qua Zalo/Viber/Facebook kèm theo thông tin thu nhập hàng tháng để làm hồ sơ vay. Bằng các thủ đoạn tẩy xóa công nghệ cao, những thông tin này sẽ được đối tượng lưu về và lập hồ sơ giả mang đi vay tại các tổ chức tín dụng.

Vì vậy, chuyên gia tài chính David Rae của Forbes đã tiết lộ 6 cách để giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo này. Một chút cảnh giác và tư thế chủ động có nghĩa là bạn đã thắng những tên tội phạm tài chính khôn ngoan.

bo tui bi kip phong tranh nan lua dao tai chinh
Bỏ túi bí kíp phòng tránh nạn lừa đảo tài chính. Ảnh minh họa

Luôn tổ chức và hệ thống hóa tài chính cá nhân

Hệ thống hóa các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hay visa sẽ giúp bạn nắm rõ được những khoản chi tiêu, những người chịu trách nhiệm kiểm kê thanh toán của bạn và khiến những kẻ lừa đảo khó áp dụng các thủ thuật xấu.

Không biến bản thân thành một mục tiêu

Trong khi một số kẻ lừa đảo sẽ lựa chọn ngẫu nhiên nạn nhân, một số khác sẽ nhắm đến các đối tượng cụ thể như người cao tuổi, phụ nữ, sinh viên,... để tiến hành lừa đảo.

Vì vậy, đừng dại dột biến bản thân trở thành mục tiêu bằng cách khoe khoang số dư tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội, phàn nàn về tình hình thất nghiệp hay khoản lương hưu ít ỏi của mình.

Việc để người lạ nắm được tình hình tài chính của bạn thực sự mang đến nhiều nguy cơ hơn bạn nghĩ, ngay cả khi bạn không giàu có. Rất nhiều nạn nhân bị lừa số tiền vài triệu đồng đã không thể truy tố tội phạm.

Cảnh giác với các loại mật khẩu

Ghi nhớ tất cả mật khẩu là một việc khá khó khăn, ngay cả với những người sử dụng công nghệ thành thạo. Tuy nhiên, hãy cố gắng làm cho điều này dễ dàng hơn bằng cách sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều trang web.

Không sử dụng sinh nhật bản thân và cố gắng áp dụng các cụm từ dài có ý nghĩa sẽ khiến hacker khó đoán.

Ngoài ra, bạn có thể xem xét thủ thuật xen các chữ cái, số, chữ in hoa và chữ thường cùng kí hiệu cho các tài khoản đặc biệt quan trọng.

Thường xuyên cập nhật bảo mật máy tính

Bạn có thể cảm thấy đã cập nhật phần mềm máy tính quá thường xuyên nhưng vẫn chưa đủ. Một cách chắc chắn để kiểm tra điều này là mang máy tính tới một chuyên gia IT.

Đồng thời, hãy thận trọng khi khi nhập thông tin cá nhân vào bất cứ đâu và các trang mạng xã hội như Facebook tuyệt đối không phải là nơi để khoe tên thật, sinh nhật hay tên thú cưng dù có vẻ họ đang khuyến khích người dùng làm điều đó.

Cơ quan thuế hay tổ chức lớn sẽ không chỉ gọi điện cho bạn

Nếu bạn cũng giống như nhiều người khác hiếm khi trả lời điện thoại từ các hãng tiếp thị vì biết ai đang gọi thì tại sao bạn lại trả lời cuộc gọi từ một số không xác định? Hãy nhớ rằng cơ quan thuế Nhà nước, các đơn vị, công ty muốn trao giải thưởng sẽ không chỉ gọi điện hay gửi e-mail cho bạn.

Ngoài ra, đừng bấm vào các liên kết trong email được cho là của cơ quan, đơn vị nào đó vì đây có thể là một trò mạo danh.

Gần đây, hình thức lừa đảo giả danh các đơn vị trao quà trúng thưởng đã khiến nhiều người khốn đốn trong khi số tiền bị lừa lại không đủ để truy tố hình sự. Cách duy nhất có thể thực hiện là tự bảo vệ bản thân bằng hiểu biết.

Khi cảm thấy bị lừa, hãy trình báo càng sớm càng tốt

Nếu bạn nghĩ rằng đã mắc phải một cái bẫy gian lận thuế hoặc lừa đảo, ngay lập tức tới một cơ quan chức năng để trình báo. Việc này đôi khi có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề sớm và đôi khi, giảm thiểu thiệt hại cá nhân cũng như cảnh tỉnh cho những nạn nhân khác không mắc phải hình thức lừa đảo tương tự.

Hoài Dương

Tin liên quan