Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt, ưu tiên tiêu thụ hàng nội địa

Cập nhật: 11:00 | 30/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Trước thực trạng một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn như sắt thép, phân bón, than nhưng lại được xuất khẩu nhiều, ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước, Bộ Công Thương rà soát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu để có biện pháp tăng cường công tác quản lý.

Tân Cảng Hiệp Phước tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo đến giữa tháng 9

Bộ Công Thương yêu cầu ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu trong nước

Thị trường xuất khẩu sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2021?

Lũy kế 7 tháng, xuất khẩu than sang Indonesia đạt 236 nghìn tấn, tăng 68 lần về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trước thực trạng này, Bộ Công Thương yêu cầu rà soát, siết chặt xuất khẩu để cân đối mặt bằng giá cả trong nước.

Bộ yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than cần ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

1611-satthep
Xuất khẩu than sang Indonesia tăng hơn 60 lần, Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt, ưu tiên tiêu thụ nội địa (Ảnh minh họa)

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu than đạt 1 triệu tấn, tương đương 126 triệu USD, gần 2,5 lần về lượng và tăng 2,2 lần về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, lũy kế 7 tháng, xuất khẩu than sang Indonesia đạt 236.000 tấn, tương đương 31 triệu USD, tăng 68 lần về lượng, tăng 63 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu than của cả nước.

Sau Indonesia, xuất khẩu than sang Nhật Bản đạt 242.000 tấn, tương đương gần 29 triệu USD, tăng 18% về lượng, tăng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 23% tổng kim ngạch xuất khẩu than của cả nước.

Xếp thứ ba, xuất khẩu than sang Philipines đạt 203.000 tấn, tương đương 21 triệu USD, tăng gần 9 lần về lượng, tăng gần 7 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 17% tổng kim ngạch xuất khẩu than của cả nước.

Trong tháng 6, lượng xuất khẩu than đã tăng vọt gấp đôi tháng trước và quay đầu giảm trong tháng 7. Xuất khẩu than các loại trong tháng 7 đạt 137 nghìn tấn, giá trị 17,5 triệu USD, giảm 57% về lượng và giảm 53% về giá trị so với tháng 6.

Giá than xuất khẩu tháng 7 đạt 128 USD/tấn, tăng 10 US/tấn so với tháng 6. Tính chung 7 tháng đầu năm, giá than xuất khẩu trung bình đạt 125 USD/tấn, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước đó, phần lớn các bãi có khối lượng than có khối lượng than chênh lệch so với hoá đơn nhập hàng. Đơn cử, tại 1 trong số 15 cơ sở đã được kiểm tra tính đến ngày 24/8, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục nghìn tấn than không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ.

Theo Bộ Công Thương, chiều tối ngày 24/8, Cục QLTT Hải Dương phối hợp cùng Cục Cảnh sát Kinh tế (C03) – Bộ Công an đồng loạt kiểm tra 21 bãi than nằm rải rác trên địa bàn thuộc thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Kết quả sơ bộ cho thấy 15 trong số 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, mỗi bãi than nằm cách nhau từ 5-7km, giáp bờ sông để thuận tiện cho việc vận chuyển đường thủy, đường đi lại khó khăn, nằm ở xa khu dân cư.

Tại mỗi bãi than có nhiều doanh nghiệp bao gồm cả tổ chức, cá nhân quản lý đã gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình xác minh.

Phần lớn các bãi có khối lượng than có khối lượng than chênh lệch so với hoá đơn nhập hàng. Đơn cử, tại 1 trong số 15 cơ sở đã được kiểm tra tính đến ngày 24/8, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục nghìn tấn than không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ.

Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục làm rõ các dấu hiệu vi phạm về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở, đồng thời phối hợp với Tổng cục địa chất khoáng sản để giám định, đối chiếu làm rõ chủng loại than cũng như sự chênh lệch khối lượng than hiện có trên bãi so với số hoá đơn nhập hàng do doanh nghiệp xuất trình.

Minh Phương