Bất ngờ những thực phẩm này chính là nguyên nhân gây “hôi miệng”

Cập nhật: 15:27 | 12/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, nhưng nhiều người sẽ bất ngờ khi chính là những thực phẩm dưới đây.  

bat ngo nhung thuc pham nay chinh la nguyen nhan gay hoi mieng Các phụ huynh đã bao giờ tìm hiểu nguyên nhân trẻ không nói với người lớn khi bị bắt nạt?
bat ngo nhung thuc pham nay chinh la nguyen nhan gay hoi mieng Bạn có thể chết vì giấc ngủ do những “nguyên nhân” nào?

Vì sao lại hôi miệng do thực phẩm?

Một vài loại thức ăn gây hơi thở nặng mùi bằng chính mùi tỏa ra từ chúng. Có thể thấy rất rõ nếu ăn tỏi, hơi thở sẽ có mùi tỏi, thực chất là mùi của hợp chất lưu huỳnh, và sẽ mất rất nhiều thời gian để cơ thể “tống khứ” mùi này đi với sự trợ giúp đắc lực của nước bọt.

Và sẽ tốn thêm nhiều thời gian để “bay” mùi nếu một trong những loại thức ăn này rắt vào răng. Vậy nên nếu ăn một vài loại như tỏi và các món khai vị có tỏi, tốt nhất nên đi đánh răng để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa trong miệng.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra mùi cơ thể lại chính là vi khuẩn. Đó cũng là lý do tại sao sau một đêm bạn thức dậy và thấy hơi thở có mùi dễ sợ, bởi đơn giản trong đêm, tuyến nước bọt gần như ngừng hoạt động và điều này cũng có nghĩa vi khuẩn sẽ không thể bị tiêu diệt. Bởi vậy, nên đánh răng sau khi thức dậy và trước khi ăn sáng, nếu không bạn sẽ “nuốt trọn” lũ vi khuẩn này đấy.

Uống nhiều nước trong ngày là một cách tốt để làm sạch răng miệng và kích thích tuyến nước bọt hoạt động - bởi vậy cũng có thể hiểu rằng bất cứ thứ gì làm khô miệng cũng có thể ngăn chặn tuyến nước bọt chữa bệnh hôi miệng một cách tự nhiên. Các loại thức ăn hoặc nước uống có thể khử nước như cà phê và rượu, bởi vậy cũng nằm trong danh sách tác nhân gây ra hôi miệng.

Vi khuẩn có thể không nhất thiết do thức ăn tạo ra, các sản phẩm từ sữa như sữa và pho mát cũng có thể góp phần sinh ra vi khuẩn bởi chúng chứa nhiều axit amin, môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Miệng của bạn cũng có thể “bốc mùi” do một số loại axit. Điều này cũng có nghĩa một số loại thức ăn nghe có vẻ “vô tội” giống như nước cam cũng có thể gây ra hôi miệng. Axit cung cấp năng lượng cho vi khuẩn trong miệng và xuất hiện trong miệng khi bạn gặp một số vấn đề ở hệ thống tiêu hóa như hiện tượng trào axit.

bat ngo nhung thuc pham nay chinh la nguyen nhan gay hoi mieng

Bất ngờ những thực phẩm này chính là nguyên nhân gây “hôi miệng”

Những thực phẩm nào gây hội miệng?

Rượu

Rượu là đồ uống tiếp khách không thể thiếu trên bàn tiệc của nhiều người. Vào dịp lễ tết, các gia đình cũng uống rượu nhiều hơn.

Cồn trong rượu là một chất lợi tiểu. Uống nhiều rượu làm giảm tiết nước bọt, gây mất nước vùng miệng, đại não thậm chí là toàn bộ cơ thể. Mà nước bọt lại có khả năng phân giải, loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Thế nên sử dụng rượu làm tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.

Tốt nhất, khi uống rượu, bạn chỉ nên uống vừa phải.

Kẹo bạc hà

Nhiều hãng kẹo cao su tuyên truyền kẹo cao su bạc hà có thể đem đến hơi thở thơm mát. Nhưng sau khi menthol bạc hà trong kẹo cao su biến mất sẽ để lại mùi hôi miệng. Do vậy, bạn không nên nhai kẹo cao su quá lâu.

Ngoài ra, trong nhiều loại kẹo bạc hà còn có đường mía, thứ mà các vi khuẩn trong miệng rất ưa thích. Vi khuẩn phân giải đường sẽ giải phóng sulfit, gây hôi miệng.

Các loại thịt

Thịt là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cholesterol và protein. Quá trình phân giải protein sản sinh ra ammoniac, còn được tiết ra ngoài thông qua khoang miệng.

Hạt khô

Hạt khô có thành phần dinh dưỡng cao, có thể giúp tăng cường trí nhớ, xây dựng não bộ. Người già ăn hạt khô còn có thể phòng tránh bệnh đãng trí.

Thế nhưng, hạt khô lại có đường, thứ mà các vi khuẩn ưa thích. Bên cạnh đó, trong hạt khô còn có một vài loại chất xơ không hòa tan, dễ bị sót lại ở khoang miệng hoặc kẽ răng.

Vì lý do trên, khi ăn xong hạt khô, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng.

Đồ ngọt

Đường rất có hại cho răng miệng. Ăn quá nhiều khiến cho vi khuẩn ở trong miệng gây hôi miệng. Nhất là những loại kẹo dính.

Các nguyên nhân khác gây hôi miệng

Không chăm sóc răng miệng tốt

Theo một nghiên cứu năm 2012 trên tờ International Journal of Oral Science, vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân của 85% các trường hợp hôi miệng. BS tai mũi họng Marc Gibber, ở Trung tâm y khoa Montefiore, Mỹ cho biết: “Thức ăn còn sót lại trong miệng là nơi các vi khuẩn bám vào”. Vì các mầm bệnh giống như môi trường ẩm ướt, nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, nó có thể trở thành nơi nhiễm bẩn và bắt đầu có mùi, vi khuẩn sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi như mùi trứng thối.

Để chải răng đúng, bạn giữ bàn chải nằm ngang, nghiêng một góc 45 độ so với răng, từ từ di chuyển sang hai bên trái phải. Nên chải răng 2 lần một ngày, mỗi lần 2 phút. Đối với chỉ nha khoa, điều quan trọng là nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Đánh răng không thể làm sạch toàn bộ bề mặt răng, do đó bạn đừng quên dùng chỉ nha khoa.

Bạn hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần mỗi ngày và đừng quên cạo lưỡi. Vi khuẩn phát triển khắp khoang miệng, đặc biệt trên lưỡi. Bạn có thể tìm mua dụng cụ vệ sinh lưỡi ở mọi hiệu thuốc và sử dụng mỗi khi đánh răng. Lưu ý, tránh chà quá mạnh.

Không uống đủ nước

Cơ thể mất nước có thể khiến bạn tiết quá ít nước bọt, đó là vấn đề, vì nước bọt làm sạch những vi khuẩn gây mùi. Theo BS Gibber, nước bọt mà chúng ta tiết ra sẽ tạo điều kiện sống cho các tế bào trong miệng, khi giảm tiết nước bọt, các tế bào sẽ bắt đầu chết đi và bốc mùi. Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên uống từ 6 đến 8 cốc 250ml nước mỗi ngày. Nước trà xanh cũng tốt. Một nghiên cứu của Israel năm 2012 cho thấy các chất chống oxy hóa trong trà xanh làm thay đổi một số hợp chất lưu huỳnh trong hơi thở hôi.

Thuốc lá

Những người hút thuốc thường không nhận ra rằng mùi thuốc là thường bám vào quần áo và đồ đạc, đặc biệt là hơi thở. Khi đó, khói thuốc còn làm giảm cảm giác, giảm khả năng ngửi và nếm.

Không những thế, hút thuốc làm mất nước bọt kết hợp khiến hơi thở của bạn trầm trọng hơn. Các nha sĩ khuyên biện pháp duy nhất mà bạn có thể thực hiện để giảm chứng hôi miệng là bỏ thuốc lá và chăm chỉ vệ sinh răng miệng.

Hơi thở vào ban đêm

Vào ban đêm, sản xuất nước bọt giảm, đó là lý do khiến nhiều người thức dậy có mùi trong hơi thở và miệng, ngay cả với những người thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Khi thở hoặc ngáy sẽ làm khô miệng, gây khó chịu và mùi hôi. Bạn có thể bị đau họng, khàn giọng, khó nói và nuốt thậm chí thay đổi cảm giác về vị giác.

Bị viêm xoang hoặc viêm amidan

Nhiễm trùng có thể gây mưng mủ trong các xoang dẫn tới mùi hôi. Hãy đến bác sĩ để được kê đơn kháng sinh. Làm sạch xoang mũi bằng nước muối cũng rất có lợi. Các nhiễm trùng amiđan hoặc các trường hợp viêm họng do khuẩn cầu chuỗi có thể dẫn tới sỏi amiđan phát ra mùi hôi. Cách điều trị tốt nhất là súc miệng nước muối vì hàm lượng muối cao tiêu diệt vi khuẩn. Cho một thìa muối vào khoảng 170ml nước ấm và súc miệng mỗi sáng trong 2 đến 3 ngày. Sau khi súc nước muối hãy ăn sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi.

Bị trào ngược acid

Những người bị chứng ợ nóng, trào ngược acid dạ dày khiến hơi thở có mùi acid, chua như giấm. Nhiều người chỉ nghĩ trào ngược là ợ nóng, khó tiêu, nhưng thậm chí acid có thể trào ngược lên cả xoang mũi, tai. Dự phòng trào ngược axit bằng cách tránh các thực phẩm gây trào ngược như rượu bia, cam, quýt, quế, sô cô la.

Mắc bệnh nghiêm trọng như ung thư

Ở một số rất ít trường hợp, hôi miệng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư ở mũi, tai, cổ hoặc họng. Trong trường hợp này, miệng có mùi chua gắt rất tệ. Nhưng hãy nhớ rằng vệ sinh răng miệng kém cho đến nay vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng, do đó không nên quá lo lắng trước khi đi kiểm tra.

Không nhổ răng khôn

Răng khôn là một trong những thủ phạm dẫn đến hôi miệng bởi chúng dễ giữ lại thức ăn và vi khuẩn. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ xem liệu bạn có cần nhổ răng khôn hay không.

Sâu răng

Răng bị sâu không phải lúc nào cũng gây đau đớn. Điều này khiến bạn chủ quan mà không nhận ra vi khuẩn đang ăn mòn răng và giải phóng mùi lưu huỳnh. Lời khuyên cho bạn là hãy chăm chỉ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần.

Sử dụng thuốc

Thuốc huyết áp, chống trầm cảm và kháng histamine có thể gây tác dụng phụ là khô miệng, khiến nước bọt không đủ để làm sạch khoang miệng. Kết quả là hơi thở trở nên khó chịu.

Nếu đang sử dụng các loại thuốc trên, bạn nên bổ sung nước và nhai kẹo cao su chứa xylitol.

Nhân Mã (Tổng hợp)

Tin liên quan