Bản tin tài chính ngân hàng ngày 2/11/2019: Tránh để nợ xấu quay trở lại

Cập nhật: 09:09 | 02/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 2/11/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: BIDV bán xong 603 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank với giá 33.640 VND/cp, người dân đổ xô rút tiền vì tin ngân hàng sắp phá sản ở Trung Quốc,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2112019 tranh de no xau quay tro lai

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 1/11/2019: "Hiện tượng" trong mùa báo cáo quý 3 của các ngân hàng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2112019 tranh de no xau quay tro lai

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 31/10/2019: Loạt ngân hàng tăng lợi nhuận nhờ giảm chi phí dự phòng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2112019 tranh de no xau quay tro lai

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 30/10/2019: Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm

BIDV bán xong 603 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank với giá 33.640 VND/cp

TBCKVN - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID) thông báo đã hoàn tất phát hành riêng lẻ hơn 603,3 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank với giá bán 33.640 đồng/cổ phiếu.

Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 5 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán (31/10).

Tổng số tiền thu về từ việc chào bán cổ phiếu là hơn 20.295 tỉ đồng. Sau khi trừ gần 27 tỉ đồng chi phí phát hành, BIDV thu ròng hơn 20.268 tỉ đồng.

Với việc phát hành thành công lượng cổ phiếu trên, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng thêm 6.033 tỉ đồng từ mức 34.187 tỉ đồng lên hơn 40.220 tỉ đồng, tương ứng với số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành là hơn 4,022 tỉ cổ phiếu.

Đóng cửa ngày giao dịch 1/11, thị giá cổ phiếu BID dừng ở 41.000 đồng/cp, cao hơn gần 22% so với giá bán cho KEB Hana Bank.

Trên cơ sở chấp thuận của NHNN, BIDV đã triển khai thủ tục liên quan cho việc bán vốn cho KEB Hana Bank. Cụ thể, vào tháng 11/2018, BIDV và đối tác đã hoàn thành các nội dung Khảo sát thực trạng bổ sung.

Ngày 22/7/2019, HĐQT BIDV ban hành Nghị quyết thông qua văn kiện giao dịch với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, BIDV sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ phần, tương ứng tỉ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV (sau phát hành).

Tiếp đó, ngày 25/10/2019, BIDV thông báo đã nhận được văn bản của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBNCKNN) về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho KEB Hana Bank.

Cuối cùng, nhà băng này đã hoàn tất đợt chào bán riêng lẻ hơn 603,3 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank với giá bán 33.640 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/10/2019.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2112019 tranh de no xau quay tro lai
Ảnh minh họa

Người dân đổ xô rút tiền vì tin ngân hàng sắp phá sản ở Trung Quốc

Trong những tháng gần đây, lĩnh vực ngân hàng tại Trung Quốc đã gặp khó khăn bởi những lo ngại về thanh khoản, đặc biệt là tại các ngân hàng quy mô khu vực, vốn đã mở rộng mạnh mẽ trong những năm qua.

Thanh khoản giảm tại Ngân hàng Y Xuyên khiến nó trở thành ngân hàng nhỏ thứ tư chính quyền phải vào cuộc hỗ trợ trong năm nay ở Trung Quốc.

Nhìn chung, các ngân hàng gặp rắc rối chỉ chiếm 4% tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, theo một ước tính gần đây của S&P Global. Thế nhưng, phản ứng mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý đối với diễn biến tại Ngân hàng Y Xuyên, một ngân hàng nhỏ với vốn 62,65 tỷ nhân dân tệ (8,9 tỷ USD), nêu bật mối lo ngại đang gia tăng về tác động xấu và bất ổn xã hội trong bối cảnh người dân mất niềm tin vào tiền gửi ngân hàng.

Ngân hàng Y Xuyên chỉ là một trong hàng nghìn ngân hàng và hợp tác xã ở vùng nông thôn Trung Quốc gần đây đã mở rộng tham vọng của họ. Năm 2009, hợp tác xã nông thôn này đã trở thành một ngân hàng thương mại, thu hút tiền gửi chủ yếu từ nông dân và người dân địa phương.

Tuy nhiên, ngân hàng đã phải hứng chịu hậu quả từ các khoản nợ xấu khi nền kinh tế chững lại trong những năm gần đây, cũng như phải đấu tranh để giữ tiền gửi trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng từ các ngân hàng khác, theo báo cáo tài chính của ngân hàng.

Tin tức về rắc rối với quản lý cấp cao của Y Xuyên đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương. Người gửi tiền bắt đầu yêu cầu trả lại tiền vào đầu tháng này và khi mạng xã hội lan truyền tin đồn rằng ngân hàng đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán, số người kéo đến rút tiền càng ngày càng nhiều.

Nhiều người đã kéo đến một ngân hàng ở tỉnh Hà Nam ngày thứ ba liên tiếp, vội vã rút hết các khoản tiền tiết kiệm, ngay cả khi chính quyền vào cuộc để dập tắt lo ngại.

Chỉ trong 3 tháng, BIDV đã mua lại 9.300 tỉ đồng trái phiếu phát hành trong năm 2014 và 2018

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID) cho biết ngày 25/10/2019, nhà băng này đã thực hiện mua lại toàn bộ 2.000 tỉ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ đợt 1 năm 2018.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và không phải là nợ thứ cấp của BIDV.

Lượng trái phiếu này có kì hạn 2 năm, được phát hành vào ngày 25/10/2018 với giá trị 2.000 tỉ đồng. Nhà đầu tư và Tổ chức phát hành có quyền bán/mua lại sau 1 năm.

Trước đó, BIDV đã thực hiện mua lại toàn bộ 4.000 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn phát hành trong đợt 2 năm 2014 vào ngày 19/9 và 3.300 tỉ đồng trái phiếu tăng vốn phát hành đợt 1 năm 2014 vào ngày 8/8. Đây đều là loại trái phiếu có kì hạn 10 năm 1 ngày và BIDV có quyền mua lại sau 5 năm.

Như vậy chỉ trong vòng 3 tháng qua, BIDV đã thực hiện mua lại tổng cộng 9.300 tỉ đồng trái phiếu. Trong đó, có toàn bộ 7.300 tỉ đồng trái phiếu phát hành trong năm 2014.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn lạc quan, doanh nghiệp được dự báo tiếp tục lãi lớn

Theo báo cáo cập nhật thị trường quý 4/2019 của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), thị trường bảo hiểm phi nhân thọ được dự báo tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2019.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết 20/9/2019, doanh thu phí gốc ngành bảo hiểm đạt mức 109.871 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí gốc bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 37.299 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Trong năm 2019, các chuyên gia phân tích của BSC kỳ vọng doanh thu phí gốc ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiếp tục tăng trưởng toàn ngành từ 10% - 12% với kỳ vọng nhu cầu tăng cao do cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ bảo hiểm phi nhân thọ/GDP của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp (1,3% so với mức từ 3% - 4% trong khu vực thị trường đang phát triển), phí bảo hiểm phi nhân thọ/người ở mức thấp (21 USD/người so với 70 USD/người tại thị trường đang phát triển).

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong quý 2/2019 tăng trưởng mạnh, chủ yếu đến từ tăng doanh thu tài chính. Do cạnh tranh cao, lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp chỉ tăng trưởng nhẹ 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lại tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 572 tỷ đồng cùng mức tăng 21,8% so với cùng kỳ nhờ việc cải thiện lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Tiền được trả lại thị trường, lãi suất VND liên ngân hàng giảm sâu

Trong 9 phiên liên tục trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục chào thầu tín phiếu với quy mô nhỏ hơn khối lượng được đáo hạn. Theo đó, một lượng tiền lớn đã được ngấm lại thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Cụ thể, tại thị trường mở phiên ngày 31/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ chào thầu 10.000 tỷ đồng tín phiếu, trong khi khối lượng đáo hạn là 15.000 tỷ đồng. Số tín phiếu vẫn được chào với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,25%. Các tổ chức tín dụng hấp thụ được toàn bộ khối lượng.

Đây là phiên thứ 3 liên tiếp diễn biến trên được lặp lại. Trước đó 6 phiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã để 3.000 tỷ đồng ngấm ngược lại thị trường mỗi phiên.

Như vậy, lũy kế 9 phiên, đã có khoảng 33.000 tỷ đồng được bơm vào thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng tín phiếu lưu hành theo đó giảm xuống mức 54.000 tỷ đồng.

Đi cùng diễn biến trên, tại thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngày cuối tháng 10, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tiếp tục giảm 0,06 – 0,22 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên trước đó. Qua đêm mức 1,54%; 1 tuần 1,86%; 2 tuần 2,01% và 1 tháng 2,40%.

Trong khi đó, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD giảm 0,04 – 0,07 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn. Giao dịch tại qua đêm 1,93%; 1 tuần 2,04%; 2 tuần 2,16%, 1 tháng 2,36%.

Mặc dù chênh lệch lãi suất VND và USD trên liên ngân hàng lại trở lại trạng thái âm với khoảng cách giãn ra khá rộng nhưng áp lực tăng lên tỷ giá vẫn chưa xuất hiện. Trong đó, tỷ giá liên ngân hàng chốt phiên ở mức 23.199 VND/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với phiên 30/10. Tỷ giá trên thị trường tự do không thay đổi ở chiều mua vào trong khi giảm 10 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.180 - 23.200 VND/USD.

Tránh để nợ xấu quay trở lại

Vừa qua, tại Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Tham gia phát biểu, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn đại biểu TP HCM) bày tỏ đồng tình với những kết quả đạt được về KT-XH của đất nước trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều rủi ro và suy giảm.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trong lúc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) liên tục điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới từ 3,6% xuống còn 3%, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao từ 6,2% năm 2016 đến 9 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng 6,98%.

Hiện nhiều nước trên thế giới đang thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch, tạo nhiều rào cản thương mại. Ông Ngân đề nghị Chính phủ cần chú ý đến thị trường trong nước bằng việc triển khai hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tiến đến Người Việt Nam thích dùng hàng Việt Nam và các hiệp định FTA mà chúng ta đã ký kết.

Để kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, ĐB Trần Hoàng Ngân kiến nghị phải tiếp tục dành nguồn lực cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ và ổn định. Cần có sự khởi động sớm cho việc xây dựng thể chế có liên quan đến sự phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, quản lý có hiệu quả và hỗ trợ cho sự phát triển các mô hình kinh doanh mới, mô hình đổi mới sáng tạo; hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và triển khai có hiệu quả các tài sản trí tuệ do người Việt Nam tạo ra trên thế giới và tiếp tục hoàn thiện thể chế vùng giúp cho các tỉnh liên kết, hỗ trợ nhau phát triển.

Hoài Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm