Bản tin tài chính ngân hàng ngày 31/10/2019: Loạt ngân hàng tăng lợi nhuận nhờ giảm chi phí dự phòng

Cập nhật: 09:05 | 31/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 31/10/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm hơn 500 tỉ đồng kéo lợi nhuận Eximbank sụt giảm trong 9 tháng đầu năm, người nhà thành viên HĐQT MBBank muốn bán toàn bộ lượng cổ phiếu MBB sở hữu,….

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31102019 loat ngan hang tang loi nhuan nho giam chi phi du phong

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 30/10/2019: Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31102019 loat ngan hang tang loi nhuan nho giam chi phi du phong

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 29/10/2019: Chương trình phát hành trái phiếu quốc tế của SeABank được Moody's xếp hạng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31102019 loat ngan hang tang loi nhuan nho giam chi phi du phong

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 28/10/2019: Ủy ban Chứng khoán đã nhận hồ sơ bán vốn của BIDV cho KEB Hana Bank

Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng có đang ở mức cao?

Kết thúc 9 tháng đầu năm, phần lớn ngân hàng đều đã công bố kết quả kinh doanh với một điểm đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh là tăng trưởng cho vay khách hàng tại nhiều ngân hàng ở mức cao.

Theo khảo sát của người viết, trong số 25 ngân hàng thì có tới 16 ngân hàng (chiếm khoảng 64%) có dư nợ cho vay khách hàng cao hơn mức trung bình ngành ước tính (9,2%).

Trong đó, có tới 4 ngân hàng có mức tăng trưởng cho vay khách hàng ở mức cao trên 20% gồm: Techcombank (tăng 28,6%), VIB (28,2%), OCB (21,2%) và TPBank (20,4%).

Theo số liệu khảo sát, tổng dư nợ của 4 ngân hàng này chiếm hơn 61% tổng cho vay của 25 ngân hàng. Vietcombank là ngân hàng duy nhất trong nhóm giữ được phong độ với mức tăng trưởng 12,1% trong 9 tháng. BIDV ở mức thấp hơn với 8,6% và "kém" nhất là Agribank với 5,2% và VietinBank chỉ với 3,9%.

Trong khi đó, nhóm các "ông lớn" ngân hàng TMCP Nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV (hay còn gọi là nhóm Big4) nơi cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, lại có mức tăng trưởng cho vay khá khiêm tốn.

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm hơn 500 tỉ đồng kéo lợi nhuận Eximbank sụt giảm trong 9 tháng đầu năm

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí III/2019 với lãi sau thuế 9 tháng đạt 882 tỉ đồng, giảm nhẹ 3% với cùng kì 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.103 tỉ đồng, vượt kế hoạch đặt ra cả năm (1.077 tỉ đồng).

Trong kì, Eximbank ghi nhận tăng trưởng mạnh từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và đầu tư chứng khoán lần lượt là 56% và 62% so với cùng kì năm trước. Lãi thuần từ đầu tư chứng khoán đạt 127 tỉ đồng trong khi cùng kì năm trước âm 34 tỉ đồng.

Thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng nhẹ 5% lên 2.423 tỉ đông. Trong khi đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong ba quí giảm nhẹ đạt 249 tỉ đồng.

Đáng chú ý, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần chỉ đạt vỏn vẹn 4 tỉ đồng, giảm 99% so với cùng kì năm trước tương đương hơn 500 tỉ đồng, đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận thuần của Eximbank sụt giảm hơn 17% trong 9 tháng đầu năm.

Mặc dù ngân hàng giảm gần 69% chi phí dự phòng rủi ro xuống 100 tỉ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn giảm gần 3% so với cùng kì năm trước.

Tính đến 30/9, tổng tài sản của ngân hàng tăng 3,9% và đạt 158.596 tỉ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 3,3% lên 107.433 tỉ đồng, tiền gửi khách hàng tăng mạnh hơn 13% lên 134.467 tỉ đồng.

Nợ xấu của Eximbank giảm gần 5% xuống 1.833 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu cũng giảm từ 1,85% xuống 1,71%. Ngân hàng còn hơn 4.708 tỉ đồng nợ xấu tại VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 1.621 tỉ đồng.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31102019 loat ngan hang tang loi nhuan nho giam chi phi du phong
Ảnh minh họa

Áp dụng Fintech tốt nhất để vươn lên dẫn đầu

Khảo sát cho thấy 47% các DN công nghệ, truyền thông & viễn thông và 48% các DN dịch vụ tài chính đã tích hợp Fintech một cách toàn diện vào mô hình hoạt động chiến lược.

Bên cạnh đó, 44% các DN công nghệ, truyền thông & viễn thông và 37% các DN dịch vụ tài chính đã kết hợp các công nghệ mới nổi vào các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Báo cáo cũng cho thấy, ngành dịch vụ tài chính nên học hỏi ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông về cách tận dụng sức mạnh của Fintech. Các nhà điều hành ngành dịch vụ tài chính trong khảo sát của PwC cho biết, chìa khóa để giữ chân khách hàng là sử dụng Fintech nhằm cải thiện sự tiện lợi và tốc độ dịch vụ.

Tuy nhiên, giờ đây mọi người tiêu dùng đều coi sự tiện lợi và nhanh chóng là điều đương nhiên phải có.

Do đó, nếu các DN chỉ khai thác Fintech để cải thiện hai phương diện này thì họ mới chỉ đáp ứng được mong đợi của khách hàng mà không tạo ra được sự khác biệt, nhất là khi họ phải cạnh tranh với những công ty công nghệ, truyền thông & viễn thông có trực giác kỹ thuật số sắc bén hơn.

Người nhà thành viên HĐQT MBBank muốn bán toàn bộ lượng cổ phiếu MBB sở hữu

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank – Mã: MBB) thông báo giao dịch cổ phiếu của người liên quan đến người nội bộ.

Theo đó, ông Trần Trọng Hương, chồng bà Nguyễn Thị Thủy, Thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng (HĐQT) đăng kí bán toàn bộ gần 293.000 cổ phiếu MBBank đang nắm giữ nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Giao dịch được thực hiện thông qua hình thức khớp lệnh trên sàn trong thời gian từ ngày 3/11 đến ngày 4/12/2019.

Đóng cửa ngày 30/10, thị giá cổ phiếu MBB dừng ở mức 23.050 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, ông Hương có thể thu về khoảng 6,8 tỉ đồng nếu giao dịch thành công.

Được biết, bà Nguyễn Thị Thủy đang sở hữu 583.000 cổ phiếu MBB, tương đương 0,027% vốn điều lệ ngân hàng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế hợp nhất MBBank đạt 6.142 tỉ đồng, tăng 27,9%. Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản MBBank đạt 397.441 tỉ đồng, tăng 9,7% so với cuối năm 2018. Trong đó, cho vay khách hàng đạt gần 240.211 tỉ đồng, tăng 11,9%. Tiền gửi khách hàng ở mức 254.130 tỉ đồng, tăng 5,9%.

Thanh khoản tăng đột biến, hơn 68 triệu cổ phiếu ACB được giao dịch trong ngày 30/10

Trong ngày giao dịch 30/10, thanh khoản cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu tăng đột biến với khối lượng giao dịch đạt 68,2 triệu cổ phiếu gấp 40 lần ngày hôm qua (29/10) và gấp gần 9 lần khối lượng giao dịch của cả tuần trước (21/10 – 25/10). Giá trị giao dịch đạt gần 1.626 tỉ đồng.

Trong đó, khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt gần 60,8 triệu cổ phiếu, chiếm 89%. Đáng chú ý, gần như toàn bộ 60,8 cổ phiếu cổ phiếu trên được giao dịch vào đầu phiên giao dịch buổi sáng với mức giá 23.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.447 tỉ đồng.

Bên cạnh khối lượng giao dịch thỏa thuận đột biến, lượng cổ phiếu ACB được được trao tay theo hình thức khớp lệnh cũng đạt hơn 7,4 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần ngày hôm qua. Giá trị giao dịch đạt hơn 179 tỉ đồng.

Thanh khoản tăng đột biến diễn ra trong bối cảnh hôm nay (30/10) cũng là ngày đầu tiên ACB tiến hành bán ra cổ phiếu quĩ theo đăng kí. Trước đó, nhà băng này đã đăng kí bán hơn 35,2 triệu cổ phiếu quĩ để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua khớp lệnh và thỏa thuận trên sàn. Thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 30/10 đến 29/11.

ACB cho biết lượng cổ phiếu quĩ trên được chào bán với mức giá tối thiểu theo giá thị trường trung bình trong 20 ngày trước ngày giao dịch và không thấp hơn 23.100 đồng/cp.

Như vậy không loại trừ khả năng ACB đã bán xong số cổ phiếu quĩ trên trong phiên giao dịch hôm nay.

Loạt ngân hàng tăng lợi nhuận nhờ giảm chi phí dự phòng

Techcombank là một ví dụ đầu tiên khi 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm gần 1%. Sự sụt giảm lãi thuần là một tín hiệu không hề tích cực đối với bất kì một ngân hàng nào nhất là đối với Techcombank, một ngân hàng đã liên tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong hơn ba năm qua.

Nhưng nhờ việc đã cắt giảm hơn 66% chi phí dự phòng so với cùng kì năm 2018 đã giúp lợi nhuận trước thuế của nhà băng này vẫn tăng 14% đạt 8.860 tỉ đồng.

Tương tự, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB chỉ tăng 5,3%, mức tăng không có gì nổi bật khi so sánh với những ngân hàng có cùng qui mô như TPBank, VIB (vẫn đang tăng trưởng rất mạnh mẽ). Tuy nhiên, chi phí dự phòng giảm tới 75%, lợi nhuận trước thuế của ACB vẫn tăng 24% so với cùng kì, đạt 5.561 tỉ đồng.

Bên cạnh ngân hàng tầm trung như Techcombank và ACB, một số ngân hàng có qui mô nhỏ hơn cũng ghi nhận sự chậm lại trong các hoạt động kinh doanh và con số lợi nhuận cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào việc cắt giảm chi phí dự phòng.

Ảnh hưởng của việc cắt giảm mạnh chi phí dự phòng được thể hiện rõ nét qua trường hợp của Saigonbank. Theo đó, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm 1,6% nhưng do cắt hơn 65% chi phí dự phòng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã tăng mạnh 81%, lãi sau thuế gấp đôi cùng kì 2018.

Hay như Bac A Bank trong cùng kì, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sụt giảm 3,6% nhưng do chi phí dự phòng rủi ro cũng giảm hơn 40% nên lợi nhuận của ngân hàng mới quay đầu tăng trưởng gần 11%.

Tại PG Bank, tổng thu nhập hoạt động 9 tháng của ngân hàng sụt giảm 2% so với cùng kì trong khi chi phí hoạt động vẫn tăng 1,5% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 5,2%. Mặc dù vậy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn tăng thêm 57 tỉ đồng nhờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro từ 294 tỉ đồng xuống còn 216 tỉ đồng.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm