Bản tin tài chính ngân hàng ngày 28/10/2019: Ủy ban Chứng khoán đã nhận hồ sơ bán vốn của BIDV cho KEB Hana Bank

Cập nhật: 09:41 | 28/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 28/10/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Ủy ban Chứng khoán đã nhận hồ sơ bán vốn của BIDV cho KEB Hana Bank, Trung Quốc dọn đường cho tiền kĩ thuật số,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 28102019 uy ban chung khoan da nhan ho so ban von cua bidv cho keb hana bank

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 27/10/2019: Cuộc đua lãi suất huy động đang phản ánh điều gì?

ban tin tai chinh ngan hang ngay 28102019 uy ban chung khoan da nhan ho so ban von cua bidv cho keb hana bank

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 26/10/2019: Chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam lọt Top 25 thế giới

ban tin tai chinh ngan hang ngay 28102019 uy ban chung khoan da nhan ho so ban von cua bidv cho keb hana bank

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 25/10: Nợ xấu của OCB vọt lên 1.778 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm

Ủy ban Chứng khoán đã nhận hồ sơ bán vốn của BIDV cho KEB Hana Bank

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận được văn bản của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBNCKNN) về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của BIDV.

Theo đó, UBCKNN đã nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo giấy đăng ký chào bán riêng lẻ ngày 2/8/2019 của BIDV và đã công bố trên website của UBCKNN.

Trước đó, hồi tháng 7, BIDV thông báo phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ phần, tương ứng tỉ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV. Tổng giá trị giao dịch là hơn 20.295 tỉ đồng, tương ứng với mức giá 33.640 đồng/cổ phần.

Bên cạnh đó, BIDV dự kiến trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt với tổng tỉ lệ 14% trong đó năm 2017, 2018 cùng có mức cổ tức là 7%/cổ phiếu.

BIDV sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 8/11/2019. Ngày thanh toán cổ tức là 12/12/2019.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 28102019 uy ban chung khoan da nhan ho so ban von cua bidv cho keb hana bank
Ảnh minh họa

Manh nha cuộc đua khốc liệt giữa các ngân hàng

Hợp tác với công ty bảo hiểm để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng (bancassurance) đang trở thành mảng dịch vụ “béo bở” và do vậy đây cũng là nơi có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng.

Từ đầu năm 2019 đến nay, mặc dù chưa ghi nhận thương vụ nào đáng chú ý nhưng cả thị trường đang chờ đợi cuộc hôn nhân trị giá hàng trăm triệu đô la giữa Vietcombank và Công ty Bảo hiểm FWD (Hồng Kông). Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ trong sáu tháng đầu năm 2019 ước đạt 48.134 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, tổng doanh thu bảo hiểm khai thác qua kênh ngân hàng (bancassurance) ước đạt 8.300 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 17,2% tổng doanh thu của toàn thị trường, trong khi con số này của cả năm 2018 chỉ khoảng 10.352 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 10%(1).

Với việc dự báo sẽ có thêm Vietcombank hay BIDV tham gia phân phối các sản phẩm bảo hiểm trong thời gian tới, thị trường sẽ sớm chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, do mức phí mà các ngân hàng thu được từ các công ty bảo hiểm là rất hấp dẫn.

Thông thường ngân hàng sẽ được hưởng gần như toàn bộ phí mà các công ty bảo hiểm thu được trong năm đầu tiên của khách hàng.

Ngoài ra một số sản phẩm bảo hiểm sẵn sàng chi trả ngay cả khi khách hàng tử vong do tự tử hay cho phép chủ hợp đồng có thể mua thêm các sản phẩm cho người thân hay ưu đãi kèm thêm các hợp đồng bảo hiểm về sức khỏe...

Với diễn biến trên, rõ ràng người được lợi nhất chính là người tiêu dùng các sản phẩm hiện nay.

Để duy trì được đà tăng trưởng, cần phải có thêm nhiều sản phẩm đơn giản hơn, chi phí ở mức hợp lý để hướng tới các đối tượng là những người có mức thu nhập trung bình thay vì thu nhập cao như từ trước đến nay. Đây mới là phân phúc khách hàng chiếm số đông tại Việt Nam.

Trung Quốc dọn đường cho tiền kĩ thuật số

Quốc hội Trung Quốc đã thông qua một đạo luật mới về mật mã, có hiệu lực vào ngày 1/1/2020, trong bối cảnh nước này đang tăng tốc ra mắt loại tiền kĩ thuật số của riêng mình.

Luật mật mã của Trung Quốc nhằm mục đích "chuẩn hóa ứng dụng và quản lý mật mã, thúc đẩy phát triển kinh doanh mật mã, bảo đảm an ninh không gian mạng và thông tin, cải thiện trình độ quản lý mật mã được chuẩn hóa và hợp pháp hóa" - Tân Hoa Xã cho biết hôm 26/10.

Đó là luật toàn diện về lĩnh vực mật mã ở Trung Quốc. Đạo luật này quy định rằng nhà nước khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào mật mã và bảo đảm tính bảo mật.

Luật quy định về mật mã nhưng nhiều người tin rằng việc thông qua này cũng là một bước đi nữa để Trung Quốc ra mắt tiền kỹ thuật số.

Đặc biệt, động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc nên đẩy nhanh sự phát triển của công nghệ blockchain (chuỗi khối) làm cốt lõi cho sự đổi mới.

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần 28/10 - 1/11: Tâm điểm là quyết định lãi suất của Fed

Sau một tuần giao dịch đầy biến động, với tiêu điểm là diễn biến thất thường của Brexit và tiến bộ trong quá trình đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc, nhà đầu tư sẽ hướng đến tuần mới với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và độ tự tin của họ.

Trong tuần này, các sự kiện tiêu biểu nhất có thể kể đến số liệu nhập khẩu của các nền kinh tế lớn, Mỹ cập nhật tăng trưởng GDP quí III và công bố biên chế phi nông nghiệp tháng 10, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định lãi suất và đương nhiên không thể thiếu sự kiện chính trị khó đoán nhất hiện tại: Brexit.

Chính phủ Mỹ sẽ công bố dữ liệu tăng trưởng GDP trước thềm cuộc họp chính sách của Fed. Theo một số chuyên gia nhận định, dữ liệu kinh tế này có thể ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Fed và kì vọng của nhà đầu tư.

Theo CNBC, thị trường đang muốn các nhà hoạch định chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) chấp thuận giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 29 - 30/10, tức hạ lãi suất quĩ liên bang xuống phạm vi mục tiêu 1,5% - 1,75%.

Nếu Fed quyết định cắt giảm lãi suất vào ngày 30/10, đây sẽ là lần nới lỏng chính sách thứ ba liên tiếp trong năm nay. Goldman Sachs dự đoán khả năng Fed thực hiện điều chỉnh lãi suất ở cuộc họp lần này là 95%.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, trong hai lần cắt giảm lãi suất trước đó, Fed nhận định họ sẽ không giảm lãi suất thêm lần nào trong năm nay và nhấn mạnh đây chỉ là một đợt điều chỉnh giữa chu kì.

Nếu Fed thực sự hành động như dự đoán của thị trường, bước đi của họ có thể dấy lên lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Mỹ và thu hút sự lưu tâm của nhà đầu tư khi nhiều tổ chức tài chính đưa ra cảnh báo về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó có thể kích hoạt tình trạng bán tháo.

Ngân hàng đổ xô bán... bảo hiểm nhân thọ

Chuyện một người đến ngân hàng (NH) để gửi tiết kiệm hay vay vốn được nhân viên NH mời mua bảo hiểm đã không còn là chuyện lạ.

Trong các nguồn thu từ phí hiện nay, nguồn thu từ phí bảo hiểm ngày càng chiếm thị phần lớn. Các NH cạnh tranh nhau rất quyết liệt và các công ty bảo hiểm lớn cũng tìm nhiều cách để có thể "chen chân" vào các NH thông qua các hợp đồng ký kết phân phối độc quyền bảo hiểm.

Chẳng hạn, Generali vừa ký kết hợp tác chiến lược phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với NH Phương Đông (OCB) với thời hạn 15 năm.

Ngoài Sacombank, Dai-ichi Life Việt Nam còn ký kết với SHB với thời gian 15 năm. Manulife Việt Nam cũng đang hợp tác cùng Techcombank, SCB, TPBank. AIA ký kết với VPBank, KienLong Bank, VietCapital Bank, ACB.

Công ty TNHH bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam cũng bắt tay với NH Woori Bank và Shinhan để bán các sản phẩm bảo hiểm qua kênh NH. VIB ký hợp đồng độc quyền với Prudential.

"Nóng" nhất là cuộc đua tranh giữa nhiều "ông lớn" bảo hiểm để giành hợp đồng phân phối độc quyền bảo hiểm nhân thọ với Vietcombank.

Theo công bố của các NH, doanh số bán bảo hiểm qua NH liên tục gia tăng thời gian qua. Tính đến cuối tháng 8-2019, hợp tác bancassurance giữa Sacombank và Dai-ichi Life Việt Nam đã đạt gần 1.200 tỉ đồng tổng doanh thu phí bảo hiểm với hơn 300.000 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phát hành, vượt xa so với kế hoạch đã đặt ra.

Tính đến cuối tháng 9/2019, thu phí bảo hiểm AIA qua NH Bản Việt cũng tăng gần ba lần so với cùng kỳ 2018. Tại nhiều NH khác, doanh thu từ hoạt động hợp tác bảo hiểm này cũng tăng rất mạnh, có NH đạt 700 - 800 tỉ đồng, thậm chí hơn 1.000 tỉ đồng/năm.

Hoài Dương