Bản tin tài chính ngân hàng ngày 27/10/2019: Cuộc đua lãi suất huy động đang phản ánh điều gì?

Cập nhật: 07:00 | 27/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 27/10/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: MSB lãi sau thuế 860 tỉ đồng, gấp 3,5 lần cùng kì, nợ xấu tăng lên hơn 1.600 tỉ đồng, tín phiếu NHNN sẽ được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc bắt buộc,...

ban tin tai chinh ngan hang ngay 27102019 cuoc dua lai suat huy dong dang phan anh dieu gi

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 26/10/2019: Chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam lọt Top 25 thế giới

ban tin tai chinh ngan hang ngay 27102019 cuoc dua lai suat huy dong dang phan anh dieu gi

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 25/10: Nợ xấu của OCB vọt lên 1.778 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm

ban tin tai chinh ngan hang ngay 27102019 cuoc dua lai suat huy dong dang phan anh dieu gi

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 24/10: Một số ngân hàng sa sút kết quả kinh doanh ngoại hối

MSB lãi sau thuế 860 tỉ đồng, gấp 3,5 lần cùng kì, nợ xấu tăng lên hơn 1.600 tỉ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí III/2019 của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 868 tỉ đồng, gấp 3,5 cùng kì năm trước. Riêng quí III, lợi nhuận tăng đột biến gấp 56 lần so với cùng kì lên 400 tỉ đồng.

9 tháng đầu năm, có ba mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 2.041 tỉ đồng, tăng 27,9% so với cùng kì năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh 82% mang về 350 tỉ đồng; thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác cũng tăng 75% lên 776 tỉ đồng

Trong khi đó, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm gần 68% xuống 98 tỉ đồng; lãi thuần từ đầu tư chứng khoán 191 tỉ đồng, giảm 12%.

Trong kì, ngân hàng cũng giảm chi phí dự phòng từ 816 tỉ đồng xuống 766 tỉ đồng.

Tính đến 30/9/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 148.342 tỉ đồng, tăng 7,7%. Cho vay khách hàng đạt 56.590 tỉ đồng, tăng trưởng 18,5% so với cuối năm trước, đây là một trong số mức tăng cao về chỉ tiêu này trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính.

Cùng với đó, số dư tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng mạnh 22% với 77.343 tỉ đồng.

Số dư nợ xấu nội bảng của MSB ở mức 1.664 tỉ đồng, tăng gần 14% so với đầu năm.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 27102019 cuoc dua lai suat huy dong dang phan anh dieu gi
Ảnh minh họa

Tín phiếu NHNN sẽ được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc bắt buộc

Theo Thông tư số 16 qui định về phát hành tín phiếu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, tín phiếu sẽ được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc bắt buộc từ ngày 9/12/2019.

Cụ thể, việc phát hành tín phiếu NHNN theo phương thức đấu thầu được thực hiện theo qui định của NHNN về đấu thầu qua nghiệp vụ thị trường mở.

Ở phương thức bắt buộc, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kì và tình hình thực tế, NHNN quyết định phát hành tín phiếu theo phương thức bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) phải thực hiện mua tín phiếu này theo quyết định của Thống đốc NHNN.

TCTD phải chuyển tiền mua vào tài khoản theo chỉ định của NHNN trong ngày thanh toán tín phiếu và phải đảm bảo ghi đầy đủ thông tin trên lệnh chuyển tiền theo yêu cầu.

Ngoài ra, NHNN có thể xem xét mua lại trước hạn tín phiếu theo phương thức bắt buộc. Việc mua lại trước hạn được Thống đốc quyết định.

Khi TCTD không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu bắt buộc, đến cuối ngày thanh toán, NHNN sẽ thực hiện tự động trích tài khoản thanh toán của TCTD tại NHNN cho đến khi thu hồi đủ số tiền mua tín phiếu và thông báo bằng văn bản cho TCTD biết.

Trường hợp tài khoản thanh toán tại NHNN không đủ thanh toán số tiền mua tín phiếu còn thiếu, TCTD phải chịu phạt chậm thanh toán đối với số tiền mua còn thiếu theo mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Số tiền phạt chậm thanh toán của từng ngày theo qui định.

Giờ làm việc Ngân hàng Bản Việt mới nhất năm 2019

Theo thông báo từ website của Ngân hàng Bản Việt, ngân hàng chỉ làm việc các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu và không làm việc ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Giờ làm việc tại các chi nhánh thuộc các địa bàn là khác nhau, cụ thể như sau:

- Các chi nhánh, phòng giao dịch địa bàn Hà Nội:

+ Sáng: từ 8h00 - 12h00.

+ Chiều: từ 13h00 - 17h15 (Riêng chiều thứ Sáu đến 17h30).

- Các chi nhánh, phòng giao dịch địa bàn TP HCM và các tỉnh thành khác như: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Cà Mau, Cần Thơ, Đak Lak, Đà Nẵng, Đồng Nai, Gia Lai, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang, Long An, Nghệ An, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang.

+ Sáng: từ 7h30 - 12h00.

+ Chiều: từ 13h00 - 16h45 (Riêng chiều thứ Sáu đến 17h00).

Lãi suất thẻ tín dụng quốc tế của VPBank vượt 30%/năm

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thông báo áp dụng biểu lãi suất mới đối với các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế VPBiz từ ngày 12/10/2019.

Đối với khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế có tài sản bảo đảm là 100% giấy tờ có giá do VPBank phát hành, mức lãi suất tăng từ 16% lên 20%/năm.

Khách hàng có tài sản bảo đảm khác được VPBank chấp nhận (không phải 100% Giấy tờ có giá do VPBank phát hành) nếu dùng thẻ tín dụng quốc tế Business Credit thì áp dụng mức lãi suất mới là 24%/năm còn Thẻ tín dụng quốc tế Business Platinum có mức lãi suất tăng từ 18% lên 22%.

Khi khách hàng Micro SME sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Business Credit sẽ trả lãi suất mới là 32%/năm. Khách hàng Small/Middle SME được áp dụng mức lãi suất 31%/năm thay vì 28,5%/năm.

Đối với tín dụng quốc tế Business Platinum, khách hàng Micro SME sẽ trả mức lãi suất 32%/năm còn khách hàng Small/Middle SME áp dụng mức lãi suất 20%/năm.

Ở sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế dành cho nhóm khách hàng Grab taxi, lãi suất tăng từ 16% lên 20%.

Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu VESA hạng Platinum được áp dụng mức lãi suất mới là 32%.

Lãi suất áp dụng đối với thẻ tín dụng quốc tế cho phân khúc KHDN nữ SME WE Card tăng từ 27% lên 30%.

Cuối cùng, đối với thẻ tín dụng quốc tế áp dụng cho KH có tiền gửi tại VPBank, khách hàng sẽ trả mức lãi suất 32%/năm thay vì 28,5%/năm như trước.

Khi sử dụng thẻ tín dụng, theo các chuyên gia tài chính, để sử dụng thẻ một cách hiệu quả nhất và tránh những rắc rối không đáng có liên quan đến tài chính, người dùng nên nắm rõ các chi phí, lãi suất này để có những điều chỉnh hợp lý, và chủ động tránh trường hợp chậm trả mà phải chịu lãi suất.

Đồng thời, cần theo dõi chi tiêu hàng tháng và trả hết số nợ tín dụng tối thiểu đúng kỳ hạn mỗi tháng để có thể tận dụng hết những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại.

Thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc

Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang thay đổi cách mà người tiêu dùng Trung Quốc thanh toán tiền mua hàng, cũng giống như cách mà hoạt động thanh toán trên điện thoại di động đã thay đổi thói quen của họ trong vài năm qua.

Tại nhiều cửa hàng, ngày một nhiều người mua hàng đang mua hàng với chỉ một cái lắc đầu, ngoài ra, thêm nhiều điểm thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt đang được lắp đặt ở các ga tàu điện ngầm.

Tại một đất nước mà hoạt động thanh toán trên điện thoại di động phát triển bùng nổ trong vài năm qua, hơn 1 nghìn cửa hàng tiện lợi đã lắp đặt hệ thống thanh toán bằng khuôn mặt, hơn 100 triệu người Trung Quốc đã đăng ký sử dụng công nghệ này.

Vào tháng 5/2019, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7&11 đã áp dụng công nghệ thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt tại các cửa hàng, chủ yếu tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trước đó khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi 7&11 khác cũng đã dùng hệ thống này. Người dùng chỉ việc chấp nhận để mặt của họ được quét qua máy quét.

Theo chương trình khuyến khích thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt của chính phủ, phần mềm đã được sử dụng để các nhà ga tàu điện ngầm có thể cho phép hành khách thanh toán tiền vé bằng nhận diện khuôn mặt.

Hệ thống thanh toán vé dịch vụ đi lại công cộng hiện đang được giới thiệu ở nhiều thành phố trong đó có Bắc Kinh hay Thượng Hải. Hệ thống được kỳ vọng sẽ bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ năm sau.

Giá trị thanh toán trên các ứng dụng di động tại Trung Quốc ước tính gần 200 triệu nhân dân tệ tức 28 nghìn USD/năm. Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích dự báo rằng dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động sẽ sớm được thay thế bằng thanh toán qua khuôn mặt trong vòng 2 năm tới.

BIDV bất ngờ thông báo trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc công bố thông tin BIDV chi trả cổ tức năm 2017, 2018.

Theo đó, căn cứ Nghị quyết số 1056/NQ-BIDV của Hội đồng quản trị BIDV ngày 25/10/2019, BIDV sẽ trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% mỗi năm.

Cụ thể, cổ tức năm 2017 là 7%/cổ phiếu, tức mỗi cổ phiếu sẽ được nhận 700 đồng. Cổ tức năm 2018 cũng là 7%/cổ phiếu, tương đương mỗi cổ phiếu nhận 700 đồng.

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 8/11/2019 và ngày dự kiến thanh toán là 12/12/2019.

Thông tin này khá bất ngờ với thị trường nói chung và nhiều nhà đầu tư nói riêng khi BIDV cùng với VietinBank vẫn là những ngân hàng luôn mong muốn được chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn trong năm nay, giữa bối cảnh gọi vốn rất khó khăn còn áp lực của Basel II ngày càng nặng nề.

Và không chỉ có bản thân các ngân hàng mong được chia cổ tức bằng cổ phiếu mà ngay cả lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nhiều lần kiến nghị lên Chính phủ nội dung tương tự đối với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước. Tại đại hội cổ đông thường niên của các ngân hàng hồi tháng 4 năm nay, nội dung chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu vẫn để ngỏ chờ cơ quan quản lý chấp thuận. Điều này khiến cho nhiều người tin rằng ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu, hoặc sẽ trả theo một tỷ lệ nhất định nhưng bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu.

Mới đây BIDV cũng đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 với lợi nhuận 9 tháng đạt 7.028 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của BIDV vượt 1,4 triệu tỷ, tăng 8,6% so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,6% đạt 1,07 triệu tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 9,6% đạt hơn 1,08 triệu tỷ đồng.

Cuộc đua lãi suất huy động đang phản ánh điều gì?

Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có nhận định về sự phân hóa lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo VDSC, trong 12 tháng qua, các NHTMCP vừa và nhỏ trong nước liên tục đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao thông qua công cụ tiền gửi thông thường hay phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi dài hạn. Danh sách các ngân hàng tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài tiếp tục được kéo dài thêm với những cái tên quen thuộc như Sài Gòn Bank, VietCapital Bank, NamABank, CBBank, VietABank,…

"Nhìn chung, đây đều là những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ với năng lực bị hạn chế và cần đẩy mạnh huy động để đáp ứng quy định an toàn tài chính từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN)", VDSC nhận định.

Trong bối cảnh áp lực lên tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng, sự kiên định của NHNN trong nỗ lực nâng cao mức độ an toàn của hệ thống tài chính nói chung đã và đang động tới bài toán cố hữu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Cụ thể, nguồn tài lực của hệ thống tập trung vào một số ngân hàng top trên trong khi hàng loạt ngân hàng quy mô nhỏ thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản. Nhìn rộng ra, đây là vấn đề chung tại các nền kinh tế phi thị trường với sự can thiệp rõ nét của Nhà nước, gồm Việt Nam, Trung Quốc.

Các NHTM quy mô nhỏ thường khó đa dạng dòng vốn huy động và nắm giữ các khoản nợ rủi ro. Quy mô vốn mỏng, kinh doanh kém hiệu quả khiến các nhà băng này dễ tổn thương khi nền kinh tế biến động theo hướng tiêu cực. Sự liên kết giữa ngân hàng, định chế tài chính phi ngân hàng và các công cụ đầu tư: Các NHTM huy động vốn thông qua chứng chỉ tiền gửi thường cũng là nhà đầu tư vào công cụ nợ của các nhà băng khác. Điều này dẫn tới sự luẩn quẩn của dòng vốn và dễ lan tỏa tác động của các cú sốc, khi chúng xuất hiện. Chênh lệch cấu trúc kỳ hạn: Các NHTM thường phát hành và phụ thuộc vào dòng vốn huy động kỳ hạn ngắn, kém đa dạng trong khi đầu tư, cho vay các dự án dài hạn, bao gồm cấp tín dụng cho dự án của chính quyền địa phương và trung ương.

Hoài Dương