Auchan rút khỏi Việt Nam, bài học từ kinh doanh bán lẻ

Cập nhật: 15:38 | 27/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thông báo rút khỏi thị trường Việt Nam, chỉ trong 6 ngày hàng hóa tại 10 cửa hàng Auchan ở TP.HCM trở nên trống trơn và chỉ còn lại rác thải. Sau khi Auchan rút khỏi Việt Nam, thị trường hơn 90 triệu dân vẫn còn sự cạnh tranh của 4 đại siêu thị ngoại Big C, MM Mega Market, Lotte Mart và Aeon Mall.  

auchan rut khoi viet nam bai hoc tu kinh doanh ban le Siêu thị Auchan giảm giá để đóng cửa và ý thức của người tiêu dùng Việt
auchan rut khoi viet nam bai hoc tu kinh doanh ban le Auchan – Chuỗi siêu thị bán lẻ của Pháp chính thức "sập" tại thị trường Việt
auchan rut khoi viet nam bai hoc tu kinh doanh ban le Chuỗi siêu thị Auchan rút lui khỏi Việt Nam

Auchan những ngày cuối cùng ở Việt Nam

Sau 6 ngày tung đợt khuyến mãi cuối cùng trước khi chuỗi siêu thị thuộc về tay nhà bán lẻ khác, hàng hóa tại 10 điểm siêu thị Auchan của TP.HCM hầu như đã được thanh lý hết. Theo ghi nhận của chúng tôi, dù còn hai ngày nữa mới kết thúc đợt xả hàng nhưng từ 24/5 siêu thị Auchan Phạm Văn Hai đã hoàn tất quá trình này và sẵn sàng cho việc...đóng cửa. Tiếp đó ngày 25, 26/5 các kệ hàng tại hệ thống siêu thị Trường Sơn, Cao Thắng, Âu Cơ... cũng trở nên trống trơn, chỉ còn lại rác thải hoặc các sản phẩm bị hư hỏng, các sản phẩm còn lại thì được thu gom về một chỗ, chất đống trong khay đựng. Do nhiều mặt hàng từ mỹ phẩm, hàng gia dụng đến những dụng cụ thủ công, bánh kẹo, quần áo.... đều bỏ chung một rổ nên khách hàng tìm sản phẩm cần mua gặp nhiều khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, những mặc hàng chất đống rất lộn xộn nên cũng chẳng để bảng giá cả rõ ràng, chỉ khi hỏi nhân viên mới biết giảm giá bao nhiêu phần trăm. Tại vị trí quét mã vạch để xem giá tập trung khá nhiều người.

auchan rut khoi viet nam bai hoc tu kinh doanh ban le
Hình ảnh Auchan những ngày cuối cùng ở Việt Nam

Tình trạng lộn xộn như mấy ngày đầu giảm giá đã không còn, hàng hoá cũng được thu gom lại một chỗ để khách tập trung lựa chọn.

Chỉ vừa mấy ngày trước đó, khi siêu thị Auchan bắt đầu xả hàng để chuẩn bị rời khỏi thị trường Việt Nam, trên các trang mạng xã hội và báo chí tràn ngập hình ảnh người tiêu dùng tranh giành, ăn hàng không trả tiền, giẫm đạp lên hàng hóa của siêu thị.

Như vậy, sau khi hoạt động 5 năm ở Việt Nam với nhiều tham vọng đặt ra, tập đoàn Auchan Retail đã quyết định bán lại 18 cửa hàng tại Việt Nam. Trong thời gian chờ chuyển nhượng, Auchan Việt Nam sẽ đóng cửa 15 siêu thị và chỉ duy trì 3 điểm bán ở TP.HCM gồm Auchan Crescent Mall (quận 7), Auchan Era (quận 7) và Auchan Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình). Lý do phía Auchan đưa ra là tình hình kinh doanh không khả quan từ áp lực của các hình thức bán lẻ hiện đại.

Thời gian qua, thị trường chứng kiến nhiều cái tên lớn rút lui như Maximark và Giant. Fivimart và Shop&Go cũng được bán lại cho Vingroup.

Bài toán kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt

Các chuyên gia bán lẻ nhận định, sự thành bại của các đại gia ngoại phần nhiều từ chiến lược kinh doanh, trong đó, quan trọng là sự am hiểu về khách hàng và văn hóa Việt.

Bà Bùi Huyền Trang, Giám đốc thị trường Việt Nam của Công ty Jones Lang LaSalle cho rằng để bắt kịp xu hướng, các dự án bán lẻ cần tập trung hơn trong việc tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới, trở thành địa điểm văn hóa, giải trí, trải nghiệm và trưng bày thay vì là nơi mua sắm đơn thuần như trước đây.

Trong khi Auchan, MM Mega Market hay Big C chậm điều chỉnh thì Aeon và Lotte đang xây dựng các mô hình đại siêu thị với các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu riêng cho thị trường Việt Nam, tập trung tích hợp nhiều dịch vụ ăn uống, giải trí ngoài mua sắm.

Tổng giám đốc Aeon Việt Nam Yasuo Nishitghe cho biết “chúng tôi đã tăng doanh thu 60% nhờ tập trung vào văn hóa và thị hiếu Việt Nam”.

Bên cạnh việc xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại và tích hợp công nghệ, một “nước cờ” khác của Aeon tại thị trường Việt Nam là chiến lược phát triển sản phẩm mang thương hiệu riêng, đặc biệt là các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép, túi xách và ví... Đến tháng 7/2018, Aeon đã phát triển gần 3.000 sản phẩm mang thương hiệu riêng ở 3 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Cuộc đua bán lẻ vẫn còn tiếp diễn khi thị trường siêu thị quy mô lớn ở Việt Nam được dự báo tăng trưởng 14%/năm trong giai đoạn 2017-2022, vượt qua các quốc gia mới nổi khác như Ấn Độ, Philippines, hay cả thị trường lớn như Trung Quốc, theo báo cáo của IDG. Cơ quan này nhận định, điểm khác biệt của thị trường siêu thị Việt Nam so với các quốc gia kể trên là sự tăng trưởng chủ yếu đến từ doanh nghiệp ngoại.

Nguyễn My