Ảnh hưởng của EVFTA đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn tới

Cập nhật: 09:49 | 02/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày 30/6, lễ ký kết Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là một bước tiến xa hơn trong quá trình phê chuẩn, bước tiếp theo sẽ là bỏ phiếu quyết định trong Nghị viện châu Âu cuối năm 2019. Đồng thời, đây cũng là bước ngoặt lịch sử, mở ra chương mới trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

anh huong cua evfta den tang truong kinh te cua viet nam giai doan toi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký EVFTA và IPA

anh huong cua evfta den tang truong kinh te cua viet nam giai doan toi

Đón đầu EVFTA, doanh nghiệp châu Âu tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam

anh huong cua evfta den tang truong kinh te cua viet nam giai doan toi

EVFTA: Rộng cửa xuất khẩu cho cá ngừ Việt Nam

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến nay, các công ty châu Âu đã có hơn 2.000 dự án đầu tư trị giá khoảng 25 tỷ USD tại Việt Nam.

Theo đó, khi đi vào thực thi, Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ làm gia tăng các số liệu trên hơn nữa. Các hiệp định này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện, an toàn và dễ kiểm soát, phù hợp hơn với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.

anh huong cua evfta den tang truong kinh te cua viet nam giai doan toi
Nhiều mặt hàng Việt Nam sẽ có cơ hội "tiếp cận" thị trường EU khó tính

Cụ thể, EVFTA sẽ mở rộng thị trường, tăng trưởng thương mại và biến Việt Nam thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp châu Âu trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm thương mại và đầu tư, ở một vị trí tốt để thu hút đầu tư FDI mới từ các doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm lợi ích từ những cơ hội mới mà EVFTA mang lại.

Các chuyên gia tin rằng, EVFTA sẽ mang lại tác động tích cực và đáng kể đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong thời gian thực hiện, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng từ 7% đến 8%, cao hơn so với khi chưa có EVFTA. Xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Âu được dự đoán sẽ tăng khoảng 50% cùng với nhập khẩu tăng trưởng đáng kể...

Bày tỏ về niềm vui này, đại diện một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chia sẻ:

Tôi tin Việt Nam sẽ tận dụng được lợi ích của EVFTA - Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam. Các ngành như may mặc và da giày được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA. Song bên cạnh những lợi ích, Việt Nam cần xây dựng một ngành công nghiệp dệt may nội địa (mang ý nghĩa giảm các thành tố nhập khẩu) để có thể tận dụng hết những lợi ích này. Yêu cầu về xuất xứ hàng hóa với sản phẩm may mặc nhập khẩu vào châu Âu có thể làm giảm các lợi ích với Việt Nam khi phần lớn nguyên liệu chính đều được nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Cải thiện các dịch vụ tài trợ và thanh toán thương mại - Ông Grant Dennis, Giám đốc PwC Consulting Việt Nam. Tôi tin rằng, những hiệp định như EVFTA sẽ giúp các ngân hàng tại Việt Nam cải thiện dịch vụ tài trợ và thanh toán thương mại, đồng thời sử dụng công nghệ mới như blockchain để giúp hoạt động thương mại diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn, giảm thiểu chi phí cho khối doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ví dụ, ngân hàng có thể tự động hóa các quy trình cho thuê, cấp tín dụng và bảo lãnh, những dịch vụ chuyên biệt khác dành cho xuất nhập khẩu. Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội từ các hiệp định này sẽ nhanh chóng giành thị phần trong lĩnh vực dịch vụ - vốn là xu hướng chung của ngành ngân hàng Việt Nam.

Cơ hội cho người tiêu dùng trong nước - Ông Tanachart Ralsiripong, Tổng giám đốc BASF

Chúng tôi hết sức vui mừng và hoan nghênh sự kiện EVFTA được ký kết. Thông qua thuế quan ưu đãi hơn, chúng tôi có thể mang lại những giải pháp bền vững tới nhiều nhà sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, giúp họ cạnh tranh tốt hơn trên thị trường xuất khẩu.

Chúng tôi tin rằng, sự kiện này sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng trong nước dễ dàng tiếp cận các sản phẩm chất lượng, an toàn và mang hàng hóa của Việt Nam tới nhiều người tiêu dùng châu Âu. Từ đó, chúng ta có thể đóng góp vào việc gia tăng mô hình phát triển bền vững cho kinh tế và xã hội của cả Việt Nam và thị trường châu Âu, vốn là mục tiêu cốt yếu của EVFTA.

anh huong cua evfta den tang truong kinh te cua viet nam giai doan toi
Tình hình đầu tư của một số nước thuộc EU tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA và EVIPA là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi cho cả hai phía châu Âu và Việt Nam. EVFTA sẽ mở cửa đón chào các nhà đầu tư châu Âu vào thị trường đang phát triển nhanh của Việt Nam, trong khi EVIPA mang lại cho các nhà đầu tư sự bảo hộ và tin tưởng để phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ được tiếp cận với hàng hóa hiện đại và các dịch vụ chất lượng cao đến từ châu Âu.

Rào cản cuối cùng hiện nay là cuộc bỏ phiếu quyết định trong Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra cuối năm 2019 này. Mặc dù các lợi ích kinh tế của EVFTA là không thể chối bỏ, các thành viên của Nghị viện châu Âu vẫn đang theo dõi tiến triển của các vấn đề đang còn tồn đọng tại Việt Nam như luật lao động hay bảo vệ môi trường.

Quyết định thông qua Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Thương lượng Tập thể của Quốc hội mới đây đã phát đi thông điệp mạnh mẽ và tích cực rằng, Chính phủ Việt Nam đang tận tâm và tiếp tục cải cách trong tất cả các lĩnh vực. EuroCham sẽ tiếp tục chia sẻ thành tựu này và các thành tựu tương tự trong các buổi làm việc thường xuyên và chặt chẽ với EU và các tổ chức của họ.

Vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình đảm bảo EVFTA được thực thi suôn sẻ tại Việt Nam. EuroCham cam kết sẽ ủng hộ các doanh nghiệp khai phá toàn bộ tiềm năng và tận dụng toàn bộ các cơ hội được mở ra từ Hiệp định. Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các sự kiện tăng cường nhận thức về EVFTA và các điều khoản để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp, công dân và xã hội Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích từ đặc quyền tiếp cận với thị trường tiêu thụ lớn và có giá trị cao của châu Âu.

Quốc Trung