Ai Cập, thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng của Việt Nam

Cập nhật: 10:36 | 08/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Việt Nam có nhiều loại cà phê như Arabica, Moka, Robusta rất được ưu chuộng tại Ai Cập. Với chất lượng tốt, giá cạnh tranh Ai Cập sẽ là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.  

ai cap thi truong xuat khau ca phe tiem nang cua viet nam Giám đốc cà phê Là Việt: Kiên định với giá trị cà phê Việt
ai cap thi truong xuat khau ca phe tiem nang cua viet nam Từ không biết gì về cà phê đến chủ CEO The Coffee House, tôi không nhượng quyền vì sợ trao “con” cho người khác
ai cap thi truong xuat khau ca phe tiem nang cua viet nam Chủ tịch Nutifood Trần Thanh Hải và giấc mơ đưa cà phê sữa đá Việt ra thế giới

Ai Cập là nước hoàn toàn phải nhập khẩu cà phê. Mỗi năm nước này nhập khẩu khoảng 40.000 tấn từ Indonexia, Brazil, Ấn Độ, Guatemala, Colombia và Việt Nam, trong đó Indonexia chiếm tới 70% khối lượng nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu lên tới khoảng 100 triệu USD/năm và được dự báo tiếp tục tăng khi thị trường du lịch ngày càng phục hồi.

ai cap thi truong xuat khau ca phe tiem nang cua viet nam
Hình minh họa.

Dù mới thâm nhập vào thị trường Ai Cập nhưng cà phê Việt Nam đã tăng đáng kể từ hơn 84.000 tấn năm 2017 lên gần 120.000 tấn ước tính của năm 2018 với giá trị khoảng 25 triệu USD.

Theo các thương nhân, Ai Cập là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê hạt của Việt Nam và để họ có thể tự rang chế theo cách thức riêng đảm bảo hương vị mà người tiêu dùng ưa thích. Cà phê Việt Nam có chất lượng tốt, giá thành phù hợp, bao bì thiết kế rất bắt mắt mà chi phí lại rẻ hơn các nước khác.

Theo ông Fawzi Hassan, Chủ tịch hội cà phê Cairo thuộc Phòng Thương mại Cairo, cà phê nhập khẩu vào Ai Cập được phân phối cho các cửa hàng bán lẻ và các nhà máy, công ty sản xuất bánh kẹo, đồ uống. Đáng chú ý là các tiêu chuẩn kiểm định không quá khắt khe và vấn đề mà các nhà nhập khẩu Ai Cập quan tâm chính là giá nhập khẩu.

Để có thể phát huy hơn nữa thế mạnh cạnh tranh về giá của cà phê Việt Nam, theo ông Mark Anthony Emad chuyên gia và là nhà nhập khẩu cà phê của công ty Java Egypt lưu ý: “Thứ nhất, các nhà sản xuất Việt Nam cần đảm bảo chất lượng cà phê là yếu tố hàng đầu. Họ cần duy trì chất lượng tốt như hiện nay. Thứ hai là cung cấp thông tin và duy trì các kênh liên lạc giữa nhà cung cấp và công ty nhập khẩu. Họ cần tạo ra các hợp đồng hấp dẫn với những ưu đãi phù hợp cho các nhà nhập khẩu. Thứ ba, họ cần đảm bảo tính minh bạch trong các điều khoản hợp đồng như điều khoản thanh toán, thời hạn giao hàng. Chúng ta duy trì các mối quan hệ trên cơ sở niềm tin và sự chân thành”.

Dù đã có các bạn hàng lớn ở Đức, Mỹ, Indonesia, nhưng nhiều công ty cà phê Việt Nam vẫn xây dựng chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, Châu Phi. Sự chủ động của các doanh nghiệp thực tế đã mang lại cho họ nhiều hợp đồng kinh doanh mới trước các đối thủ cạnh tranh như Brasil, Indonesia… tại thị trường Ai Cập.

Cà phê là thức uống ngày càng phổ biến ở Ai Cập, với quy mô dân số hơn 100 triệu dân trong đó có tới gần 70% số người thích uống cà phê. Có thể nói Ai Cập là thị trường nhập khẩu cà phê rộng mở của Việt Nam trong thời gian tới.

Tùng Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm