Cuộc đua tăng vốn của ngành ngân hàng năm 2019 sẽ như thế nào?

Cập nhật: 16:57 | 04/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Một số nhà băng đã phải nếm mùi hạ chỉ tiêu lợi nhuận và gánh chịu áp lực trong năm 2018. Tuy vậy, năm 2019 sẽ không còn êm đềm như năm 2018, một “đấu trường không tiếng súng” dự báo sẽ diễn ra, nơi các ngân hàng phải lao vào cuộc đua tăng vốn sống còn.  

cuoc dua tang von cua nganh ngan hang nam 2019 se nhu the nao Phát hành thêm 500 tỷ đồng trái phiếu cấp 2, cửa tăng vốn của VietinBank ngày càng thu hẹp
cuoc dua tang von cua nganh ngan hang nam 2019 se nhu the nao Năm 2019 - Áp lực rất lớn trong việc tăng vốn ngành ngân hàng
cuoc dua tang von cua nganh ngan hang nam 2019 se nhu the nao Vì sao việc tăng vốn đối với các ngân hàng lớn là vô cùng cấp bách?

10 tỷ USD thiếu hụt và cuộc đua sống còn

Năm 2018, một số ngân hàng đã “ngấm đòn” khi NHNN siết chặt room tín dụng và buộc phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận, đây đều là các ngân hàng đang chịu sức ép tăng vốn rất lớn. Cụ thể, LienVietPostBank phải giảm chỉ tiêu lợi nhuận từ 1.800 tỷ đồng xuống còn 1.200 tỷ đồng. Trong khi đó, VietinBank cũng phải giảm lợi nhuận từ 10.800 tỷ đồng xuống chỉ còn 6.700 tỷ đồng ngay trong những tuần cuối cùng của năm 2018.

Bước sang năm 2019, số ngân hàng lo lắng sụt giảm lợi nhuận có thể không chỉ dừng lại ở 2 ngân hàng, khi NHNN áp dụng “cấp phát” tín dụng tùy mức độ sức khỏe và khả năng tăng vốn của từng nhà băng.

Theo tính toán của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), để tăng tín dụng 14 - 15% theo chuẩn Basel II, các ngân hàng niêm yết phải tăng vốn 237.000 tỷ đồng trong năm 2018 - 2019, tương đương 10 tỷ USD.

Trong bối cảnh giờ G đã cận kề, tăng vốn được coi là cuộc đua khốc liệt và sống còn nhất của các ngân hàng năm 2019.

cuoc dua tang von cua nganh ngan hang nam 2019 se nhu the nao
Ảnh minh họa

Hàng loạt thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường) khủng sẽ diễn ra

Việc bổ sung hàng tỷ USD để tăng vốn chỉ trong vòng một năm với các ngân hàng không hề đơn giản. Đây cũng là lý do khiến thị trường M&A ngân hàng dự báo tiếp tục sôi động trong năm 2019. Thương vụ không thể không kể đến là BIDV sẽ bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược Keb Hana (Hàn Quốc).

Để dọn đường cho thương vụ sáp nhập, cuối năm 2018, bộ máy lãnh đạo cấp cao của BIDV đã được hoàn chỉnh.

Với Vietcombank, do đã được công nhận đạt chuẩn Basel II, nên áp lực tăng vốn không còn gay gắt như trước. Tuy vậy, ngân hàng này cũng đang “sốt sình sịch” đẩy nhanh thương vụ phát hành riêng lẻ 10% cổ phần cho đối tác nước ngoài.

Đối với các ngân hàng nhỏ, cửa tăng vốn nhỏ hẹp càng khiến áp lực M&A trở nên mạnh mẽ.

Cạnh tranh ngân hàng bán lẻ sẽ vô cùng khốc liệt

Áp lực lớn trong khi cánh cửa tăng vốn hạn hẹp đặt nhiều ngân hàng trước nguy cơ bị siết tín dụng năm 2019. Tìm chiến lược cạnh tranh để duy trì lợi nhuận sẽ là bài toán đau đầu với các nhà băng, nhất là khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có nguy cơ giảm xuống, do lãi suất huy động tăng khá mạnh thời gian qua, trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo tương ứng.

Theo dự báo của các quỹ đầu tư, năm 2019, tăng trưởng tín dụng sẽ tập trung ở nhóm ngân hàng có vốn tự có dồi dào, xử lý nợ xấu tốt, chất lượng tài sản tốt. Ngược lại, nhóm các ngân hàng chật vật tăng vốn sẽ phải xoay xở tìm nguồn thu ngoài tín dụng nhiều hơn, đẩy mạnh cho vay bán lẻ hơn để cải thiện tỷ lệ NIM. Điều này khiến sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ và mảng dịch vụ ngân hàng sẽ diễn ra hết sức gay gắt.

Một biện pháp nữa để ngân hàng cải thiện lợi nhuận trong bối cảnh tín dụng bị suy giảm là số hóa để tiết giảm chi phí. Điều này dẫn tới dự báo, làn sóng đầu tư công nghệ ngân hàng, số hóa ngân hàng sẽ còn diễn ra rầm rộ năm 2019.

Thu Hoài

Tin liên quan