Yếu tố nào khiến lãi suất huy động khó giảm?

Cập nhật: 16:52 | 19/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Đã nửa quý 2/2019 trôi qua nhưng lãi suất huy động VND tại các ngân hàng không hạ, sau khi tăng từ cuối 2018.  

yeu to nao khien lai suat huy dong kho giam Lãi suất ngân hàng Bản Việt tháng 5/2019 mới nhất
yeu to nao khien lai suat huy dong kho giam Tháng 5/2019: Gửi tiết kiệm 1 năm ở đâu?
yeu to nao khien lai suat huy dong kho giam Lãi suất huy động bằng VND phổ biến cao nhất 7,3%/năm

Trước thực tế trên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng ổn định phổ biến chỉ trong 3 - 4%/năm, thậm chí qua đêm có những lúc chỉ hơn 2%/năm; trong khi đó lãi suất huy động VND các ngân hàng thương mại vẫn khá cao, từ 5 - 9%/năm…

yeu to nao khien lai suat huy dong kho giam
Yếu tố nào khiến lãi suất huy động khó giảm?. Ảnh minh họa

So sánh đó cũng rõ hơn trong tuần này, khi lãi suất VND trên liên ngân hàng có xu hướng giảm mà Ngân hàng Nhà nước phải đẩy mạnh điều tiết qua tăng lượng phát hành tín phiếu hút tiền về, nhưng lãi suất huy động VND vẫn chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt.

Cụ thể, thị trường liên ngân hàng có chức năng điều hòa vốn ngắn hạn trong hệ thống, hỗ trợ thanh khoản với các kỳ hạn ngắn. Trong khi đó, thị trường giao dịch giữa ngân hàng với dân cư và tổ chức kinh tế rộng lớn hơn, còn gắn với tín dụng có cơ cấu trung dài hạn khá lớn (tỷ trọng trên 50%). Một điều khác nữa là yếu tố nguồn qua quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng nhỏ hơn, chỉ khoảng vài trăm nghìn tỷ mang tính thời điểm, khó có thể tác động rõ nét đối với quy mô khoảng 7,4 triệu tỷ đồng tín dụng ở thị trường ngân hàng với dân cư và tổ chức, hay với hơn 8 triệu tỷ đồng nguồn vốn huy động.

Theo đó, nếu ngân hàng huy động tốt nguồn tiền gửi dân cư và tổ chức, vốn khả dụng và thanh khoản tốt thì lãi suất trên liên ngân hàng khó mà dâng cao, do nhu cầu bù đắp thanh khoản hệ thống hạn chế đi.

Khoảng một năm trở lại đây, tốc độ huy động vốn của hệ thống có dấu hiệu chậm hơn tăng trưởng tín dụng. Nguồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng không tăng trưởng mạnh như giai đoạn trước. Nếu nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng tốt, các thị trường hay các kênh khác như chứng khoán, bất động sản, thậm chí tự doanh… gia tăng động lực và thu hút nguồn vốn, kênh gửi vào ngân hàng bị chia sẻ. Nếu vậy, cân đối này trở nên tích cực, vì xét theo việc gửi vào ngân hàng là một trong những cách đơn giản và “dễ” nhất; và nguồn tiền đi theo gia tăng động lực các hoạt động trong nền kinh tế đó thì có thể giảm thiểu yếu tố và chi phí trung gian, có sức lan tỏa trực tiếp hơn tín dụng.

Nhưng nếu nhìn ở một cấu phần khác, nguồn vốn vào ngân hàng không tăng trưởng cao được như trước do các kênh khác thu hút như cho vay ngang hàng, trái phiếu doanh nghiệp, thậm chí tín dụng đen, thì vẫn còn phân vân trong các quan điểm, nhất là nhìn về khía cạnh và mức độ rủi ro so với gửi ngân hàng.

Mặt khác, đặc thù đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho nền kinh tế khá lớn tại Việt Nam (tỷ trọng chiếm trên 50% tổng dư nợ), áp lực thanh khoản trong cân đối nguồn (do huy động vẫn chủ yếu nguồn ngắn hạn) cũng góp thêm yếu tố khiến lãi suất huy động khó giảm.

Thu Hoài