Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng gần 50% trong 6 tháng đầu năm 2021

Cập nhật: 08:26 | 05/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Xuất khẩu tôm trong tháng 6 đạt khoảng 402 triệu USD, tăng 15%, đưa tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam. Tại Mỹ, tôm Việt Nam đứng sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.

Sản lượng tiêu 2021 đạt gần 272.000 tấn, tăng gấp rưỡi so với dự tính

6 tháng đầu năm 2021, ngành nông nghiệp có nhiều điểm sáng

Xuất khẩu cao su sang Đài Loan tăng mạnh về giá trị

Cụ thể, xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 76% với trên 1,3 tỷ USD, tăng 23%; tôm sú chiếm 15%, đạt 257 triệu USD, giảm 10%; tôm biển các loại chiếm 9% đạt 154 triệu USD, giảm 16%.

Những thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều đang gia tăng nhập khẩu tôm, do vậy xuất khẩu sang những nước này tăng trưởng tốt.

Trong đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đang có đà tăng trưởng hàng tháng 45-46%. Đây đồng thời là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam. Tại Mỹ, tôm Việt Nam đứng sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.

Ấn Độ và Ecuador chiếm tỷ trọng chi phối tại Mỹ (33% và 15%), trong khi Indonesia chiếm khoảng 25%, Việt Nam chiếm khoảng 8,5%.

4446-xuatkhautom
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cho biết Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với lượng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, trị giá gần 119 triệu USD, có hiệu lực từ ngày 29/11/2021 theo điều 301 thuộc Luật Thương mại 1974.

Tại Trung Quốc, tôm Ecuador và Ấn Độ cũng chiếm trọng số cao (khoảng 55% và 25%). Năm 2021, nhập khẩu tôm từ 2 nước này và các nước châu Á khác vào Trung Quốc bị giảm do quy định kiểm tra gắt gao hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu tại các cảng nhập khẩu.

Do vậy, các nhà xuất khẩu tôm này đều chuyển hướng tập trung vào thị trường Mỹ cho phân khúc tôm đông lạnh và có kế hoạch sản xuất tôm chế biến phục vụ thị trường EU và các thị trường khác.

Trừ thị trường Mỹ và Trung Quốc, tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại hầu hết thị trường với kim ngạch nổi trội hơn so với các nước khác.

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng các doanh nghiệp cũng cần theo dõi diễn biến thị trường, đặc biệt là tình hình phục hồi khả năng cung ứng từ các thị trường cung cấp khác như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan, Indonesia sau đại dịch để có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, bất ổn trong ngành vận tải biển toàn cầu kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ vẫn tiếp tục là vấn đề gây khó khăn đối với ngành thủy sản.

Nhu cầu đối với vận tải biển tăng mạnh, sự chậm trễ tại các cảng và thiếu trang thiết bị đang tiếp tục đẩy giá container lên những mức cao kỷ lục mới, với cước vận tải container tăng lên mức cao mới tại cả 3 tuyến thương mại đông - tây chính.

Vào thời gian đầu đại dịch, phần lớn mọi người đều cho rằng chi phí sẽ chỉ tăng trong 1 - 2 quý, nhưng hiện nay, các chuyên gia dự báo chi phí sẽ tiếp tục tăng lên vào năm 2022.

Trước đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam tính tới hết tháng 5/2021 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, CPTPP vẫn là khối thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam. 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm sang khối này đạt 383 triệu USD, tăng 11,8%, chiếm 28,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm.

VASEP cho biết: "Cho tới nay, xuất khẩu tôm sang hai thị trường Mỹ và EU vẫn khá ổn định và tăng trưởng tốt. Cả hai thị trường này đều tăng cường nhập khẩu tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam".

Nửa đầu năm nay, trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm thẻ thịt hấp, chế biến, chiếm gần 47% giá trị sang Mỹ với giá trung bình từ 10,15 – 11,5 USD/kg.

Hiện Việt Nam là 1 trong 4 nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ (cùng với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia).

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, sản phẩm tôm Việt Nam đang cạnh tranh khá tốt tại Mỹ. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 294 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại EU, sản phẩm tôm chân trắng liên tục tăng thị phần do giá bán thấp hơn so với tôm sú, doanh số bán tăng nhanh hơn so với mức trung bình. Mặc dù năm 2020, bức tranh nhập khẩu tôm của Châu Âu không mấy khả quan với ngành tôm toàn cầu do nhập khẩu giảm vì COVID-19.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm, đặc biệt là tôm chân trắng của nhiều nước Châu Âu đã tăng trở lại.

Minh Phương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm