Xuất khẩu thủy sản tháng 5/2020 giảm nhẹ 1,6%

Cập nhật: 22:27 | 30/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Theo thống kê của Hải quan, tính đến hết tháng 4/2020, XK thủy sản của cả nước đạt 2,23 tỷ USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, XK trong tháng 4/2020 giảm nhẹ 2.9%. Ước tính XK thủy sản trong tháng 5/2020 vẫn giảm nhẹ 1,6% đạt 570 triệu USD, đưa tổng XK 5 tháng lên gần 3 tỷ USD, giảm trên 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

xuat khau thuy san thang 52020 giam nhe 16

Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc tiếp tục giảm

xuat khau thuy san thang 52020 giam nhe 16

Tôm Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hậu Covid-19

xuat khau thuy san thang 52020 giam nhe 16

Xuất khẩu tôm tăng nhẹ trong 3 tháng đầu năm

Dịch Covid 19 gây ảnh hướng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản khiến cho XK thúy sản liên tục sụt giảm trong những tháng đầu năm, theo đó giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm. Từ tháng 3 dịch Covid bùng phát ở các nước EU và Mỹ khiến XK sang những thị trường này bị đình trệ.

xuat khau thuy san thang 52020 giam nhe 16
Xuất khẩu thủy sản tháng 5/2020 giảm nhẹ 1,6%

Do vậy, XK thủy sản sang Mỹ trong tháng tiếp tục giảm 10% trong tháng 5 sau khi giảm 11% trong tháng 4. XK sang thị trường EU cũng giảm sâu 21% trong tháng 5 sau khi giảm 23% trong tháng 4. Trong các thị trường chính NK thủy sản Việt Nam, 2 tháng qua có thị trường Nhật Bản và Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng dương. Sau khi kiểm soát được dịch Covid, từ tháng 3/2020 nhu cầu NK của Trung Quốc phục hồi, XK thủy sản của Việt Nam sang nước này tăng liên tục: tăng 35% trong tháng 4 và tiếp tục tăng mạnh 20% trong tháng 5. Trong khi đó, Nhật Bản ổn định nhu cầu NK với giá trị NK từ Việt Nam tăng liên tục qua các tháng đầu năm. Trong tháng 5, XK sang Nhật tăng 9% sau khi tăng 16% trong tháng 4. Dự kiến với đà tăng trưởng này, Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản Việt Nam năm nay và sẽ bù đắp phần đáng kể cho sự sụt giảm tại các thị trường EU, Mỹ. Tính đến hết tháng 5 XK sang Trung Quốc chỉ còn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 2%, đến cuối tháng 6, kết quả XK sang thị trường này sẽ tương đương hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019.

Hầu hết các mặt hàng đều sụt giảm, trừ tôm duy trì tăng trưởng 6% trong tháng 4 và tháng 5 do vậy sau 5 tháng XK tôm vẫn có tăng trưởng dương gần 4% với gần 1,2 tỷ USD. XK cá tra đến tháng 5 đang hồi phục dần so với tháng 4, tuy nhiên so với cùng kỳ ngoái vẫn thấp hơn 15% và kết quả sau 5 tháng ước đạt gần 600 triệu USD, giảm 24%.

Ước tính tổng XK hải sản đến cuối tháng 5/2020 đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm trên 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giảm mạnh cá ngừ (-18%) và mực bạch tuộc (-19%), các sản phẩm hải sản khác vẫn tăng nhẹ (cá biển khác tăng gần 5%).

Dự báo XK thủy sản trong những tháng tới sẽ hồi phục dần vì thị trường EU đã bắt đầu mở cửa thông thương trở lại từ tháng 5, nhu cầu sẽ tăng dần trong những tháng tới. Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid còn phức tạp tại Mỹ và một số nước khác nên sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại thủy sản chung của toàn cầu. Do vậy, XK thủy sản của Việt Nam khó hồi phục mạnh trong những tháng cuối năm.

Tùng Linh