Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vượt mốc 36 tỷ USD

Cập nhật: 11:11 | 17/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN -  Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ông Vũ Đức Giang, 2018 là năm thành công đối với hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017.  

xuat khau det may cua viet nam vuot moc 36 ty usd Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2018 tiếp đà tăng trưởng
xuat khau det may cua viet nam vuot moc 36 ty usd Xuất khẩu dệt may, da giày sang Australia: ​Tận dụng cơ hội
xuat khau det may cua viet nam vuot moc 36 ty usd Xuất khẩu dệt may đạt 3,53 tỷ USD sau 2 tháng

Theo đó, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của xuất khẩu dệt may kể từ năm 2015 đến nay.

Theo ông Giang, năm 2018, kim ngach xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,7 tỷ USD, xuất khẩu vải đạt hơn 1,6 tỷ USD, xuất khẩu xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD, xuất khẩu vải không dệt đạt 528 triệu USD và xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ USD.

Ông Vũ Đức Giang, cho biết, năm 2018 tình hình thế giới diễn biến phức tạp; xung đột xảy ra ở nhiều nơi; cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra gay gắt; chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp và khó lường; khoa học công nghệ phát triển nhanh và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

xuat khau det may cua viet nam vuot moc 36 ty usd
Hình minh họa.

Bên cạnh đó, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhấn mạnh, nhìn lại một số năm gần đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm nay của ngành dệt may đạt mức tăng cao nhất đạt 16,01% (năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%).

Giá trị thặng dư ngành dệt may năm 2018 ước đạt 17,86 tỷ USD, tăng 14,39 %. Tỷ lệ giá trị tăng thêm đạt 49,4%, giảm 0,7 điểm phần trăm so với năm 2017.

Ông Giang cũng cho biết thêm, năm 2018, Hiệp hội đã có nhiều kiến nghị đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành tháo gỡ những chính sách gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo đó, nhiều chính sách đã được tiếp thu, điều chỉnh trong năm như: điều kiện về người đứng đầu doanh nghiệp nhập khẩu máy in để in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu; đề nghị miễn thuế nhập khẩu đối với vải nhập về sản xuất xuất khẩu đưa đi gia công lại, sản phẩm xuất khẩu tại chỗ; bỏ quy định khai báo cộng phí lệnh giao hàng (DO). Hay quy định phí vệ sinh container vào trị giá tính thuế hải quan đã được các cơ quan ghi nhận để nghiên cứu giải quyết....

Với kết quả đạt được trong năm 2018, tín hiệu về tình hình đơn hàng cho năm 2019 cũng rất khả quan. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và thậm chí cả năm 2019, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may (do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên) cũng như thời điểm thực thi các Hiệp định Thương mại thế hệ mới sắp đến là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2019.

Nguyễn My

Tin cũ hơn
Xem thêm