Xuất hiện loại bia mới, dân nhậu uống càng nhiều càng rước bệnh vào thân

Cập nhật: 08:49 | 18/09/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo các cơ quan quản lý, loại bia này thường được cá nhân, tổ chức “chế biến” từ các thương hiệu bia nổi tiếng. Các loại bia này sau khi thành phẩm sẽ được người sản xuất tuồn vào những đại lý con, tạp hóa, quán nhậu, nhà hàng. Vì được làm bằng nguyên liệu giá rẻ nên loại bia này chứa nhiều chất độc hại, tàn phá cơ thể con người.

Bia giả làm loạn thị trường

Được thế giới nhận định là thành phố rẻ nhất để thưởng thức bia, TP.HCM trở thành thiên đường tiêu thụ của loại thức uống nổi tiếng thế giới. Thực tế cho thấy, tại các nhà hàng, quán nhậu ở TP.HCM, khách hàng không ưa chuộng các loại bia hơi mà luôn sử dụng các loại bia chai, bia lon. Bia hơi chỉ xuất hiện một cách khiêm tốn ở những quán nhỏ và rất ít chiếm được cảm tình của khách hàng. Tần suất xuất hiện của bia chai, bia lon, đặc biệt là các sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng như Heniken, Sài Gòn Đỏ, bia 333,… xuất hiện dày đặc trong mọi nhà hàng lớn nhỏ.

Xuất hiện loại bia mới, dân nhậu uống càng nhiều càng rước bệnh vào thân
TP. HCM liên tục phát hiện các cơ sở sản xuất bia giả.

Tuy nhiên, tham khảo giá cả các thương hiệu bia có tiếng nói trên tại các đại lý, nhà hàng trên địa bàn TP.HCM, người mua luôn nhận được những loại giá khác nhau. Theo đó, ngoài các loại giá chênh lệch nhau khá lớn trong các nhà hàng, quán nhậu, tại các đại lý bán lẻ bia, các thương hiệu cũng có sự chênh lệch khó hiểu. Tham khảo nhiều đại lý, giá các thương hiệu bia nổi tiếng như Heniken, Tigier,… có sự chênh lệch từ 10-20.000 đồng/két. Nhiều đại lý phân phối các thương hiệu bia nổi tiếng cho biết, sở dĩ có hiện tượng chênh lệch giá trong cùng một loại bia, do nhiều yếu tố trong đó có sự hiện diện của các loại bia giả.

Một đại lý phân phối bia Heniken tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) cho biết: “Hiện nay, hiện tượng bia giả gây ảnh hưởng đến giá cả, phân phối của các loại bia nổi tiếng là có thật, tuy chưa đến mức báo động. Tại các đại lý con, nhà hàng, quán nhậu vẫn nhận tiêu thụ, phân phối các loại bia giả, bia nhái vì người ta được bỏ rẻ mà bán ra có khi bằng giá bia thật, hoặc thấp hơn một chút để câu khách”. Theo các cơ quan quản lý, bia giả thường được cá nhân, tổ chức “chế biến” từ các thương hiệu bia nổi tiếng. Các loại bia giả này sau khi thành phẩm sẽ được người sản xuất tuồn vào những đại lý con, tạp hóa, quán nhậu, nhà hàng với giá rẻ hơn so với bia thật.

Thời gian qua, nhiều vụ làm giả bia nổi tiếng đã được phát hiện. Qua đó, công nghệ làm giả, làm nhái bia cũng được định hình, khiến người tiêu dùng không khỏi rùng mình. Cơ quan điều tra cho biết, một trong nhiều thủ đoạn làm giả bia, nhái bia có thương hiệu được kẻ gian sử dụng nhiều nhất là trộn bia rẻ tiền với bia có thương hiệu rồi bán ra thị trường. Để thực hiện chiêu thức này, người làm giả tiến hành thu mua vỏ, nắp chai bia nổi tiếng về súc rửa một cách thủ công, thiếu vệ sinh.

Sau công đoạn súc rửa bằng hóa chất độc hại, thao tác thiếu vệ sinh, người sản xuất sẽ chiết bia kém chất lượng, bia rẻ tiền và bia nổi tiếng vào chai với những tỉ lệ đã ấn định trước. Để che đậy chất lượng kém, dễ hư hỏng của loại bia trộn, kẻ gian “đổ” cho các đại lý, móc nối, liên hệ với các nhà hàng, quán nhậu, quán karaoke để “bỏ rẻ” cho những đơn vị này kiếm lời. Ngoài công thức làm giả một cách trắng trợn như trên, cơ quan chức năng cũng khẳng định việc nhiều cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ, trên địa bàn TP.HCM sản xuất bia kém chất lượng. Sự thật này xuất phát từ cơ chế bán hàng một cách “thông thoáng” của các cơ sở sản xuất tư nhân, nhỏ lẻ. Cụ thể, đại lý nhận bia về, bán không hết mang trả lại mà không phải chịu chi phí. Bia cũ được lọc lại, bơm thêm khí C02 rồi trộn với bia mới, tiếp tục bán ra thị trường.

Bẫy ngầm “bỏ tiền mua tật”

Chiêu rút ngắn thời gian lên men, pha trộn các nguyên liệu rẻ tiền, thêm nhiều tạp chất vào bia trong quá trình sản xuất cũng được những nhà làm bia giả, bia dỏm dụng công khai thác. Điều này dẫn tới một số chất độc có hại như mê-ta-nôn, an-đê-hít, đi-a-xê-tin (chất bổ sung cho quá trình lên men) có trong bia chưa được xử lý hết, gây ngộ độc gan, thận. Đáng sợ hơn, trong các loại bia kém chất lượng nói trên, hàm lượng nồng độ đia-xê-tin rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng. Thực trạng trên cũng đã từng được Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam khẳng định, tại thị trường trong nước, cứ 10 người uống bia, có tới ba người chuyên xài bia dỏm, bia giả, bia cỏ. Trong khi đó, tại TP.HCM, vấn nạn “thượng đế” bị móc túi, trả giá quá cao để sử dụng một sản phẩm bị làm giả, làm nhái đang khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.

Xuất hiện loại bia mới, dân nhậu uống càng nhiều càng rước bệnh vào thân
Những tín đồ của loại thức uống đẳng cấp lo lắng trước nguy cơ nhiều loại bia bị làm giả.

Anh Nguyễn Minh Tuấn (40 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết: “Tôi kinh doanh nhà hàng, tổ chức lễ cưới hỏi, sinh nhật… nên thường xuyên chọn các loại bia có thương hiệu như Heniken, Tiger, 333… để khách hàng lựa chọn. Tôi đang hoang mang vì trả giá quá cao mà phải sử dụng một sản phẩm không đúng giá trị thật, không biết còn bao nhiêu cơ sở sản xuất bia giả chưa bị phát hiện”.

Trong khi đó, nhiều khách hàng tỏ ra quan tâm, lo lắng hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng khi đứng trước nguy cơ phải bỏ tiền để uống loại thức uống độc hại. Khẳng định vấn đề trên, một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết: “Hiện trạng sản xuất bia rượu giả ở TP.HCM khá phức tạp. Nhiều đơn vị sản xuất bia nhỏ lẻ, không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu, công thức rẻ tiền để sản xuất”.

Theo tìm hiểu của chúng, một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khi sản xuất bia chỉ sử dụng nước và malt (một nguyên liệu dùng để nấu bia). Để bia tạo bọt, có mùi cay xộc mũi, chủ yếu, người ta nạp ga vào. Uống các loại bia giả, bia nhái này rất nguy hiểm. Quy trình sản xuất bia quy định rõ thành phần nguyên liệu, thời gian ủ men… một cách kỹ lưỡng, khoa học. Các loại bia giả, bia trộn không được đảm bảo các quy trình trên nên sẽ mang theo nhiều chất hóa học độc hại. Các bác sỹ khuyến cáo, sử dụng các loại bia này có thể dẫn đến các bệnh về gan, thận, tiêu hóa, …

Thông tin thêm về sự nguy hiểm của các loại bia giả, bia trộn, thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Ngân (chuyên gia trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm) nhấn mạnh, tác hại của bia kém chất lượng rất lớn, nếu sử dụng lâu dài, sẽ tàn phá cơ thể, phá hủy hệ thống tiêu hóa, thần kinh. Sự nguy hiểm này xuất phát từ việc các cơ sở sản xuất bia dỏm không sản xuất theo quy trình chặt chẽ từ khâu lên men cho đến khi ra thành phẩm dẫn đến một số chất độc có hại như mê-ta-nôn, an-đê-hít, đi-a-xê-tin có trong bia chưa được xử lý hết, gây ngộ độc gan, thận.

“Biểu hiện của người uống bia kém chất lượng, nhẹ thường bị đau đầu, mệt mỏi, nặng hơn có thể gây ngộ độc thậm chí dẫn đến chết người nếu uống quá nhiều. Nguy hiểm hơn, vì chạy theo lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất còn pha thêm hóa chất để tăng nồng độ cồn trong bia, lọc lại bia cũ, bơm thêm khí CO2, trộn bia cũ với bia mới rồi tuồn ra thị trường”, thạc sỹ Ngân nói.

Làm việc này tưởng nghịch lý nhưng lại khiến chuyện “vợ chồng” trở nên nồng ấm hơn

Theo kết luận từ những cuộc nghiên cứu xã hội, các nhà khoa học đã đưa ra một bí mật rất bất ngờ, tưởng nghịch ...

Lý giải vì sao tình yêu đồng tính thường không bền lâu

Với nhiều người, tình yêu của những người đồng tính thường khó bền vì đó là những mối quan hệ chỉ nhằm thoả mãn các ...

Biết được bí mật này, đời sống gối chăn của vợ chồng bạn sẽ trở nên tuyệt vời hơn

Tuyệt chiêu đề có mối quan hệ vợ chồng ngày một mặn nồng là một trong những vấn đề đóng vai trò quan trọng mà ...

An Nhiên