Xu hướng nào định hình Thương mại điện tử (TMĐT) năm 2023?

Cập nhật: 08:45 | 17/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những lĩnh vực đang “hot” nhất hiện nay. Với sự phát triển của hàng loạt các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada,… Điều này cho thấy ngành TMĐT đang dần trở nên xu hướng hiện nay.

TMĐT hiện là ngành công nghiệp chiếm thị phần lớn của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong hai năm vừa qua nhờ tác động từ đại dịch toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội.

Sau khi các lệnh giãn cách do Covid 19 đã được dỡ bỏ, người tiêu dùng đã dần quay trở lại với thương mại truyền thống, nhưng hai năm cũng là đủ để họ cũng đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến. Trong đó, một vài xu hướng chủ chốt hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của nền TMĐT trong nước cũng như hướng đi cụ thể của các doanh nghiệp kinh doanh đa kênh. Vậy xu hướng TMĐT năm 2023 sẽ diễn biến như thế nào?

Sau hơn hai năm tăng trưởng vượt bậc, xu hướng TMĐT năm 2023 sẽ diễn biến như thế nào?
Sau hơn hai năm tăng trưởng vượt bậc, xu hướng TMĐT năm 2023 sẽ diễn biến như thế nào?

Livestream bán hàng

Vào năm 2023, sẽ có nhiều người tiêu dùng tham gia mua hàng TMĐT hơn. Việc tiếp cận thế hệ gen Z qua các mạng xã hội thương mại mua sắm như TikTok, Instagram, Facebook… bằng cách cung cấp các đề xuất xác thực từ người có tầm ảnh hưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu mua hàng của giới trẻ.

Bán hàng thông qua các phiên livestream từ lâu đã được xem mảnh đất màu mỡ để các cá nhân, doanh nghiệp tập trung phát triển kinh doanh, bán hàng. Với những ưu điểm mà các hình thức bán hàng truyền thống không thể có được như tương tác trực tiếp với người bán dù ở bất cứ đâu hay xem sản phẩm thực tế trước khi mua, livestream bán hàng đang không ngừng thúc đẩy sự tăng trưởng về số lượng đơn hàng, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xu hướng bán hàng này chắc chắn sẽ không dừng lại hay thậm chí là phát triển hơn nữa trong năm 2023. Với sự đầu tư và thị phần được mở rộng không ngừng của các nền tảng lớn, đặc biệt là TikTok, xu hướng livestream được dự đoán sẽ còn tạo nên những tác động lớn hơn nữa.

Thực tế chỉ ra rằng số lượng người dùng của các sàn TMĐT hay các nền tảng mạng xã hội cho phép livestream bán hàng đang gia tăng từng ngày, doanh nghiệp từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ. Ngoài ra, Facebook vẫn luôn giữ vị thế là nền tảng livestream bán hàng hiệu quả hàng đầu với số lượng người dùng vô cùng lớn tại Việt Nam.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Khi công nghệ trở nên tiên tiến hơn mỗi năm, việc sử dụng AI sẽ nhanh chóng tăng lên trong tất cả các ngành. Đa số chủ sở hữu TMĐT đã tin rằng AI sẽ giúp họ cá nhân hóa các cửa hàng trực tuyến và thậm chí sẽ mang lại lợi ích cho các hoạt động phụ trợ của họ.

Hiện tại, có rất nhiều ứng dụng mà AI đã được triển khai; thanh toán kích hoạt bằng giọng nói, cuộc trò chuyện ảo, chatbot, thu thập dữ liệu, thuật toán, kết quả tìm kiếm tùy chỉnh, bảo mật và ngăn chặn gian lận và tìm kiếm bằng giọng nói - tất cả đều là những cách sử dụng phổ biến nhất trong TMĐT.

Các thuật toán AI có khả năng thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu. Dựa theo Nghiên cứu của IBM, 40% các tổ chức đã triển khai AI trong hoạt động kinh doanh của họ cho thấy kết quả là đã giải quyết được các vấn đề của chuỗi cung ứng. Bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo và quản lý quy trình sản xuất, chi phí chung và thời gian chết có thể được giảm bớt.

Thực tế tăng cường (AR)

Giống như AI, công nghệ thực tế tăng cường (AR) đang được cải thiện nhanh chóng. Statista ước tính rằng ngành công nghiệp thực tế tăng cường trị giá 30,7 tỷ USD với hơn 400.000 kính AR được bán ra vào năm 2021. Công nghệ AR sử dụng bản đồ 3D để cho phép khách hàng thử mọi thứ hoặc xem trước trải nghiệm trước khi mua - chưa nói đến việc dùng thử sản phẩm.

AR cho phép bạn mang đến trải nghiệm mua sắm trực quan và hấp dẫn hơn, cho phép khách hàng tương tác với các sản phẩm một cách sâu sắc. Giống như nhiều xu hướng trong tương lai; thật tiện lợi. AI cải thiện khả năng hình dung sản phẩm của khách hàng trước khi mua - cho phép họ mua hàng thành công hơn. Các danh mục như thời trang và trang trí nhà đang tìm cách trải nghiệm nhiều lợi ích nhất từ công nghệ này.

Bán hàng trực tiếp đến khách hàng

Mô hình bán hàng trực tiếp đến khách hàng hay DTC (Direct to Customer) là hình thức mà doanh nghiệp mang sản phẩm đến trực tiếp đến khách hàng của mình mà không qua kênh phân phối trung gian. Mô hình bán hàng này chủ yếu được diễn ra thông qua các kênh như website, cửa hàng chính hãng hay đặc biệt là các kênh TMĐT.

Sự phát triển và gia tăng người dùng của các nền tảng TMĐT tại Việt Nam chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn thông qua mô hình DTC.

Tuy vậy, sau thời gian bùng nổ của các nền tảng lớn như: Shopee hay Lazada, năm 2023 được dự đoán là một năm thoái trào bởi các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tự xây dựng TMĐT cho riêng mình mà không cần phải phụ thuộc vào các nền tảng này nữa.

Để theo đuổi mô hình này, các doanh nghiệp đang dành sự tập trung lớn hơn cho việc phát triển website, app bán hàng thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các sàn TMĐT. Đây có thể được xem là một trong những bước quan trọng giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh bán lẻ mới phù hợp và hiệu quả.

Kinh doanh theo mô hình BOPIS

BOPIS hay Buy Online Pickup In Store là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp cho phép khách hàng đặt hàng online và nhận hàng ngay tại cửa hàng trực tiếp. BOPIS đã trở nên phổ biến trong giai đoạn đóng cửa vì COVID-19. BOPIS cung cấp cho người tiêu dùng khả năng mua hàng trực tuyến và lên lịch nhận các mặt hàng của họ tại một địa điểm cửa hàng.

BOPIS làm cho việc mua sắm trở nên thuận tiện cho khách hàng, giúp tăng lòng trung thành, thêm tùy chọn cho khách hàng, từ đó giúp tăng trưởng doanh thu. Khi mà bán hàng TMĐT được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2023, mô hình BOPIS đem đến sự hài lòng tốt hơn cho các đối tượng khách hàng. Khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm ngay tại cửa hàng khi nhận hàng, đảm bảo chắc chắn không gặp phải các vấn đề không mong muốn. Mô hình kinh doanh này cũng giúp kích thích doanh số bán hàng cho nhà bán lẻ.

Quy định mới về thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức nước ngoài

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa có Công văn số 292/TMĐT-CS thông báo về việc thực hiện quy định về hoạt ...

Các sàn thương mại điện tử "lên ngôi" trong đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 là cơn "ác mộng" đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới nhưng sự xuất hiện này đã góp ...

Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát các giao dịch thanh toán trong thương mại điện tử

Tại Công điện số 889/CĐ-TTg, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử ...

Quỳnh Nga