Vốn ngoại sẽ vào Việt Nam thông qua M&A

Cập nhật: 09:18 | 29/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nhiều chuyên gia cho rằng, từ nay đến cuối năm, vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục vào Việt Nam, nhất là tại các lĩnh vực như bất động sản, tài chính, năng lượng... thông qua hình thức mua bán, sáp nhập (M&A).  

von ngoai se vao viet nam thong qua ma Nhiều dự án cao tốc gặp khó: Thủ tướng chỉ đạo gấp
von ngoai se vao viet nam thong qua ma Thêm gần 1.700 tỷ đổ vào Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh

Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, 7 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 20,2 tỷ USD. Hồng Kông (Trung Quốc) dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,44 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 3,13 tỷ USD...

Trong tổng số vốn trên, vốn đăng ký cấp mới là hơn 8,272 tỷ USD, vốn đăng ký tăng thêm là hơn 3,425 tỷ USD và góp vốn, mua cổ phần đạt hơn 8,52 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong 7 tháng đạt 10,55 tỷ USD.

von ngoai se vao viet nam thong qua ma

Về dự án, tổng số dự án cấp mới là 2.064 dự án, tổng số dự án đăng ký tăng vốn là 791 lượt dự án, số góp vốn, mua cổ phần là 4.387 dự án. Về xuất nhập khẩu, khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu đạt gần 201 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 82,5 tỷ USD.

Trong số 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hồng Kông (Trung Quốc) dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,44 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 3,13 tỷ USD.

Xét theo lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất trong số 19 ngành, lĩnh vực, với tổng số vốn đạt 14,464 tỷ USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,47 tỷ USD. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 1,1 tỷ USD.

Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 4,857 tỷ USD. Tiếp đó là TP.HCM với 3,54 tỷ USD, đứng thứ 3 là Bình Dương với 1,73 tỷ USD, Đồng Nai xếp ở vị trí thứ tư với hơn 1,43 tỷ USD.

Vốn ngoại sẽ đổ vào bất động sản, dịch vụ tài chính và năng lượng thời gian tới

Liên quan đến vốn ngoại vào Việt Nam, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ mua bán - sáp nhập (M&A) xuyên quốc gia của RECOF Corporation (Nhật Bản) cho rằng, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục chảy mạnh qua M&A, nhất là ở lĩnh vực bất động sản, dịch vụ tài chính và năng lượng.

von ngoai se vao viet nam thong qua ma
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ mua bán - sáp nhập (M&A) xuyên quốc gia của RECOF Corporation (Nhật Bản).

Dẫn nguồn baodautu.vn, khi được hỏi: "Đánh giá của ông về hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam trong năm 2019?", ông Yoshida cho biết: "Chúng tôi rất lạc quan về triển vọng phát triển của thị trường M&A. Từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường đã thể hiện sự tăng trưởng như mong đợi. Chúng tôi tin rằng, nguồn vốn đổ vào thị trường M&A Việt Nam sẽ tiếp tục đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng đầu là Nhật Bản và Hàn Quốc, tiếp theo là Singapore và Thái Lan. Ngoài ra, chúng tôi cũng kỳ vọng Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc sẽ đóng vai trò chủ động hơn trong tương lai.

Một làn sóng mới của thị trường, nhưng không kém phần quan trọng, chính là các nhà đầu tư trong nước đang chủ động hơn trong những giao dịch M&A. Các tập đoàn lớn bao gồm Vingroup, KIDO, Masan, Vinamilk, Saigon Co.op và Trường Hải đã và đang mở rộng quy mô bằng cách thực hiện hàng loạt thương vụ M&A. Theo tôi, xu hướng này sẽ tiếp tục sôi động trong năm nay.

Về lý do M&A vẫn tiếp tục sôi động trong năm nay, theo ông Yoshida: "M&A là cách nhanh và hiệu quả nhất để gia nhập, mở rộng thị phần nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với Việt Nam, các yếu tố kinh tế vĩ mô tích cực, sự ổn định về chính trị, việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do và nỗ lực nới trần sở hữu nước ngoài, cũng như cải thiện tính minh bạch là những động lực chính cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường M&A.

Chúng ta đã chứng kiến làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm 2019. Từ Hàn Quốc, Woowa Brothers mua lại một công ty giao thức ăn của Việt Nam; Tập đoàn SK đồng ý đầu tư 1 tỷ USD mua 6% cổ phần của Vingroup. Từ Nhật Bản, Mitsui & Co đồng ý thỏa thuận chi khoảng 150 triệu USD cho 35,1% cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú; Advantage Partners mua lại chuỗi thời trang trong nước Elise… Chúng tôi mong đợi dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Khi được hỏi về việc ngành nào sẽ là tâm điểm chú ý của dòng vốn ngoại, ông Yoshida nhận định: "Chúng tôi kỳ vọng làn sóng M&A sẽ sôi động hơn nữa trong các ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài coi M&A là cách nhanh nhất để có được các giấy phép hoạt động cần thiết tại Việt Nam, như bất động sản, dịch vụ tài chính và năng lượng. Ngoài ra, ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng, thực phẩm và đồ uống với sự tăng trưởng mạnh mẽ ấn tượng trong những năm qua sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh và những ưu tiên của Chính phủ trong việc phát triển hạ tầng, lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng lập liên doanh với các công ty nội địa hơn là mua lại, vì các công ty này có tài sản đất đai và kết nối tốt với chính quyền địa phương, trong khi nhà đầu tư ngoại có vốn và kỹ thuật tốt.

Trong khi đó, các thương vụ M&A liên quan đến ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như dịch vụ tài chính, bao gồm fintech, tài chính tiêu dùng, ngân hàng... luôn nhận được sự chú ý. Mặc dù cấu trúc những thương vụ này rất phức tạp, các nhà đầu tư trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đà tăng trưởng của thị trường.

Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc, do hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước đã được cải thiện đáng kể và quy định của Ngân hàng Nhà nước về chuẩn mực vốn theo Hiệp định Basel II sẽ áp dụng từ năm 2020. Làn sóng M&A ngân hàng vì thế có thể rất sôi động.

Vấn đề được các nhà đầu tư ngoại quan tâm khi M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay...

Các nhà đầu tư có các tiêu chí khác nhau khi xác định mục tiêu đầu tư. Tùy vào hoàn cảnh, các nhà đầu tư tài chính cân nhắc mục tiêu có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ với kỳ vọng lợi nhuận cao, thời gian thực hiện thương vụ thuận lợi. Các nhà đầu tư chiến lược thường yêu cầu về chỗ đứng trong thị trường, thị phần, chuyên môn trong ngành, khả năng quản lý, năng lực tài chính... Những đặc điểm này có thể khác nhau tùy theo ngành hoặc lĩnh vực, do đó, xác định các tiêu chí đầu tư trong một thương vụ là rất quan trọng.

Hậu M&A cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả nhà đầu tư và công ty mục tiêu. Sự khác biệt về văn hóa và xung đột quản lý thông thường là mối quan tâm lớn nhất. Các nhà đầu tư kỳ vọng rằng, thói quen làm việc, tác phong báo cáo, giao tiếp kinh doanh và tư duy kinh doanh của các bên sẽ có được sự hòa hợp càng sớm càng tốt. Các vấn đề khác như đồng bộ hóa hệ thống vận hành (tài chính, công nghệ thông tin, nhân sự) cũng có thể làm cho thời kỳ hậu M&A tốn kém về mặt thời gian, nếu không được quản lý tốt ngay từ ban đầu.

von ngoai se vao viet nam thong qua ma Đằng sau cú bứt tốc của doanh nghiệp FDI
von ngoai se vao viet nam thong qua ma Tin tức đầu tư các dự án nhà ở tại Hà Nam, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế

Minh Thuận

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm