VNDirect: ‘NIM ngân hàng có thể chạm đáy trong năm 2020’

Cập nhật: 16:04 | 23/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Theo báo cáo ngành Ngân hàng của CTCK VNDirect, NIM có xu hướng sẽ giảm trong năm 2020 sau đó xu hướng tăng nhẹ vào năm 2021.

3441-nim-ngan-hang
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

VNDirect dự báo NIM của các ngân hàng trong danh mục theo dõi năm 2020 sẽ giảm từ 1- 72 điểm cơ bản so với cùng kỳ, do các ngân hàng giảm lãi suất cho vay cho các khoản vay mới để thúc đẩy cho vay, trong khi việc cắt giảm lãi suất điều hành chưa phản ánh ngay vào chi phí huy động vốn của các ngân hàng vì có độ trễ về thời gian.

Bên cạnh đó, việc giảm thu nhập lãi từ các khoản vay được cơ cấu lại và việc giảm/miễn trả lãi đã gây áp lực lên thu nhập lãi, ảnh hưởng đến lợi suất tài sản của các ngân hàng.

Về mặt huy động tiền gửi, VNDirect kỳ vọng rằng lãi suất huy động có thể giảm hơn nữa vào cuối năm. Với áp lực lạm phát giảm trong nửa cuối năm, VNDirect kỳ vọng SBV sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm lãi suất điều hành 0.25-0.5 điểm % trong nửa cuối năm 2020.

Về mặt cho vay, khi đại dịch vừa bùng phát, các ngân hàng đã đưa ra các gói kích cầu với lãi suất cho vay cắt giảm tới 2.5% cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đến ngày 29/06/2020, 13% tín dụng toàn ngành là các khoản vay mới với lãi suất cho vay được cắt giảm lên tới 0.5-2.5%. Các khoản vay mới từ bây giờ sẽ duy trì lãi suất cho vay tương tự, nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Theo tính toán của VNDirect, lãi suất huy động tiền gửi trung bình kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 12 tháng ở các ngân hàng thương mại đã giảm lần lượt là 0.3% và 0.5% điểm so với cuối quý 2/2020. Dự báo cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục giảm từ 0.25-0.5% điểm vào cuối năm 2020.

3107-nim

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới lỏng quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn. Thông tư số 08/2020, ngày 11/8/2020, cho phép các Ngân hàng áp dụng tỷ lệ này tối đa là 40% cho đến cuối tháng 9/2021, thay vì giảm xuống 37% vào cuối tháng 9/2020 như dự kiến trước đó trong Thông tư số 22/2019. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực của một số ngân hàng mà cần tăng huy động vốn dài hạn của họ để duy trì tỷ lệ này theo yêu cầu.

Tuy nhiên, VNDirect cho rằng NIM sẽ tăng trở lại 4 – 28 điểm cơ bản so với cùng kỳ trong 2021 nhờ tăng nhu cầu tín dụng do kinh tế dần cải thiện.

Trong đó, các ngân hàng có những lợi thế sau có nhiều cơ hội cải thiện NIM hơn:

- Tỷ lệ CASA cao hoặc tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) thấp: giúp giảm chi phí vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.

- Ngân hàng có tỷ lệ thâm nhập thấp trong phân khúc bán lẻ: việc tiếp tục mở rộng mảng cho vay cá nhân với lãi suất cao hơn sẽ giúp cải thiện lợi suất tài sản, nhờ đó giảm áp lực lên NIM gây ra bởi đại dịch.

- Ngân hàng với khẩu vị rủi ro thấp: những ngân hàng này sẽ có nợ xấu tăng chậm hơn, do đó giảm nguy cơ phải thoái thu nhập lãi.

Ngân hàng bơm hàng chục nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp SME

Trước tác động của dịch COVID-19, một loạt gói cho vay lãi suất thấp đã được các ngân hàng triển khai nhằm hỗ trợ sức ...

Ngân hàng Thế giới: FDI tháng 8 của Việt Nam dường như tạm ngưng

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn FDI của Việt Nam giảm từ 3,1 tỷ USD trong tháng 7 xuống còn 720 ...

Ngân hàng Nhà nước: Sẽ siết tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro

Sáng nay (22/9), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2020.

Linh Đan