Việt Nam có lợi thế triển khai tiền di động Mobile Money

Cập nhật: 16:19 | 09/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Với số lượng thuê bao di động lớn, hạ tầng các nhà mạng phủ rộng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, Việt Nam có nhiều cơ hội để triển khai tiền di động Mobile Money.

viet nam co loi the trien khai tien di dong mobile money

Sẽ bỏ hạn mức thanh toán 20 triệu đồng/ngày cho ví điện tử?

viet nam co loi the trien khai tien di dong mobile money

Hạn mức thanh toán trên Mobile Money có thể sẽ phải điều chỉnh?

viet nam co loi the trien khai tien di dong mobile money

Nhà mạng tại Việt Nam cần làm gì khi triển khai dịch vụ mobile money?

Một khi Mobile money được cấp phép triển khai, người dân sẽ có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ.

Lợi ích của Mobile money là rất rõ ràng. Nó cho phép mọi người dân đều được tiếp xúc với các công cụ thanh toán chính thống không dùng tiền mặt và giúp đẩy nhanh tốc độ số hoá nền kinh tế. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều bài toán cần phải giải quyết để dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động có thể được cấp phép tại Việt Nam.

Theo Hiệp hội Di động toàn cầu (GSMA), Mobile Money là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động bao gồm: chi trả di động, chuyển tiền qua mạng di động, chuyển tiền giữa các thuê bao, những giao dịch tín dụng nhỏ, quản lý tài khoản qua máy di động…

Hiện nay, việc sử dụng Mobile Money tương đối phổ biến tại các nước đang phát triển ở Nam Á và các nước châu Phi. Đây cũng là khu vực có tỷ lệ dân số nghèo cao, không có nhiều điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thống như ngân hàng.

Tại Kenya, nhà mạng lớn nhất nước này Safaricom đã ra mắt tiền di động M-Pesa và nhanh chóng cán mốc 30 triệu chỉ trong vòng 10 năm. Nhờ thanh toán không dùng tiền mặt, người nông dân Kenya không phải phụ thuộc vào hệ thống thương lái tại chỗ mà có thể bán được nông sản ở những thị trường lớn hơn.

Với Philippines, dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản di động như SMART Money hay GCASH đã được triển khai từ đầu những năm 2000, cho phép người dùng di động chuyển tiền, mua hàng hóa và các loại hình dịch vụ chỉ bằng tin nhắn. Điều này vừa đảm bảo dòng tiền của người dân di cư tại đô thị chuyển về nông thôn dễ dàng, vừa tạo ra kênh nhận kiều hối trực tiếp cho nhiều người dân ở quốc gia này.

Ngoài những lợi ích dễ thấy về kinh tế - tài chính, việc thanh toán qua di động còn mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ mang tính thay đổi như y tế, giáo dục, việc làm và an sinh xã hội trên nền tảng Internet.

viet nam co loi the trien khai tien di dong mobile money
Việt Nam có lợi thế triển khai tiền di động Mobile Money. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh Mobile Money trở thành xu thế thanh toán tất yếu, Chính phủ đã thông qua Đề án cho phép người dùng sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán các dịch vụ nội dung số. Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Thông tin - Truyền thông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý việc thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán các khoản nhỏ lẻ.

Ước tính, Việt Nam có khoảng 130 triệu thuê bao di động, mật độ trên 100% từ nhiều năm nay, cao hơn nhiều so với tài khoản ngân hàng. Trong khi hệ thống ngân hàng chưa thể tiếp cận đến khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các nhà mạng đã xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng đến từng xã, huyện biên giới, hải đảo.

Trên thị trường viễn thông hiện nay, Viettel nằm trong số các đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ Mobile Money. Với hạ tầng 2G/3G/4G rộng nhất với hơn 120.000 trạm phát sóng cùng mạng lưới điểm giao dịch phủ rộng trên cả nước, Viettel có điều kiện thuận lợi để đưa dịch vụ thanh toán di động trở nên gần gũi, dễ dàng với mọi người dân. Đặc biệt, sự ra đời của Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel ngày 26/6 vừa qua được xem là bước tăng tốc để nhà mạng quân đội hoàn thành mục tiêu này.

Với mục tiêu "Khởi nguồn cuộc sống số", Tổng Công ty Dịch vụ số tập trung trong 3 lĩnh vực chính bao gồm Lĩnh vực Tài chính số, Lĩnh vực dịch vụ dữ liệu và Lĩnh vực thương mại điện tử.

Phát biểu tại lễ thành lập, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng cho biết: "Nếu lưu thông tiền tệ là mạch máu của nền kinh tế, thì thanh toán số là mạch máu của nền kinh tế số. Phương thức Mobile Money sẽ phá bỏ mọi khoảng cách công nghệ, đưa số là an toàn, là đơn giản tới người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa”.

Với thành công từ cuộc cách mạng viễn thông năm xưa, Viettel đặt mục tiêu phổ cập thanh toán qua di động như đã từng phổ cập điện thoại di động. Cùng phương châm ở đâu có sóng viễn thông thì ở đó có hạ tầng và dịch vụ số, người Viettel sẽ đưa công nghệ len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống, mang tới cho người dân mọi miền Tổ quốc nhiều sinh kế mới, nhiều tiện ích mới qua chiếc điện thoại trong tay.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty dịch vụ số Viettel - Phạm Trung Kiên cho biết: "Tổng Công ty Dịch vụ số sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để chung tay kiến tạo một xã hội số không dùng tiền mặt".

Về bản chất, Mobile money chính là e-money theo định nghĩa của các nước. Với Việt Nam, đó là một loại ví điện tử nhưng không có tài khoản ngân hàng.

Với ví điện tử, việc định danh khách hàng (KYC) được thực hiện bởi các ngân hàng. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất khi mà việc định danh của Mobile này được thực hiện bởi chính các nhà mạng. Thách thức với các nhà mạng là kho dữ liệu khách hàng phải chính xác, tránh mạo danh và xác thực được như ở các ngân hàng.

Nếu coi Mobile money là một tài khoản điện tử định danh được thực hiện thông qua thiết bị di động thì tài khoản định danh e-money phải được lưu trữ trên hệ thống chứ không phải mất điện thoại là mất tất cả. Điều này đòi hỏi nhà mạng phải có một hệ thống CNTT lưu trữ toàn bộ dữ liệu này.

Về nguyên tắc, Mobile money không được làm phát sinh lượng tiền tệ, số tiền mà công ty viễn thông nhận được khách hàng phải được nạp tương ứng theo tỷ lệ 1:1. Vì vậy, 100 đồng mua thẻ cào sẽ được 100 đồng trong ví, không thể 90 đồng mua thẻ cào được 100 đồng trong ví như hiện nay.

Mobile money là tiền Việt Nam được thể hiện trên một phương tiện khác chứ không phải một giá trị tiền tệ nào khác. Đây là một hình thái thể hiện của đồng tiền pháp định.

Văn Khương

Tin cũ hơn
Xem thêm