Vì sao Việt Nam nhập siêu năm 2020?

Cập nhật: 10:11 | 12/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tại phiên thảo luận Quốc hội trong khuôn khổ kỳ họp thứ 8 mới đây về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Quốc hội đã lắng nghe chỉ tiêu về kinh tế trong đó nổi bật là dự báo nhập siêu 3%...

vi sao viet nam nhap sieu nam 2020

Tuần tới, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kinh tế - xã hội năm 2020

vi sao viet nam nhap sieu nam 2020

Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018

Trước đó tại phiên họp thứ 38, sáng 15/10 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến về các báo cáo kinh tế, xã hội, ngân sách và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, xây dựng kế hoạch 2020, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội...

Đáng chú ý, năm 2020, Chính phủ xác định tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%.

vi sao viet nam nhap sieu nam 2020

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 sáng 11/11

Trước đó tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội chiều 4/10, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên đã đặt câu hỏi: Ba năm liền đều dự báo nhập siêu, nhưng kết quả là cả 3 năm liền xuất siêu. Vậy thì dự báo này để làm gì, giúp cho việc gì?...

Cụ thể, mục tiêu Quốc hội giao là tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%, ước thực hiện cả năm xuất siêu 0,4%. Báo cáo cũng nêu lại kết quả của năm 2018 là xuất siêu 2,8%.

Theo đó, tại phiên thảo luận Quốc hội mới nhất ngày 11/11, sau thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị làm rõ cơ sở của việc xác định chỉ tiêu tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3% để phù hợp kết quả thực tế. 'Bởi trong 4 năm gần đây (2016 - 2019), Chính phủ đều trình Quốc hội tỷ lệ nhập siêu bằng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng kết quả thực tế đều là xuất siêu.

Một số ý kiến cho rằng, đề ra tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3% năm 2020 là không sát với thực tế bởi trong 4 năm gần đây, cán cân thương mại đều là xuất siêu.

Bộ Công Thương dự báo 2020 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khoảng 8 - 10%, tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6 - 7%.

Giải trình về chỉ tiêu "khó hiểu" này, Bộ trưởng Bộ Công Thương, người thừa uỷ quyền Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ cho rằng, xuất siêu đạt được trong các năm qua do xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng cao, đạt bình quân 14,5% trong giai đoạn 2016 - 2018, trong đó hai năm liền 2017 và 2018 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức tăng hai con số so với năm trước (21,8% và 13,3%).

Tuy vậy, xét bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới năm 2020, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do là kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, và tăng trưởng được dự báo tiếp tục giảm tốc trong 2020. Chính sách kinh tế và thương mại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU có thể thay đổi nhanh và có tác động đa chiều. Xung đột thương mại giữa các nước đang xuất hiện nhiều hơn.

Trên thực tế, những tác động này phần nào đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Lý do tiếp theo là xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng, một số nước sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước.

vi sao viet nam nhap sieu nam 2020

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đánh giá, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn đối diện với những khó khăn thách thức: EU chưa bỏ thẻ vàng đối với thuỷ sản Việt Nam, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản do ngày càng nhiều nước tham gia cung ứng nông sản trong khi cầu hạn chế. Kiểm soát vấn đề chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc, năng lực chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tiếp theo, Bộ trưởng nêu lý do giá các mặt hàng nông, thuỷ sản đang trong xu hướng giảm. Việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng nhanh trong thời gian qua có thể kéo theo hệ luỵ về việc tăng kiểm soát nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong khi đó, khả năng tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước của một số ngành đang được dần nâng cao nhưng nhìn chung vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất, chế biến xuất khẩu.

Hơn nữa, dự kiến sẽ có dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020 để đón đầu cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu cũng như do tác động của xung đột thương mại Mỹ - Trung, kéo kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu tăng cao.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương dự báo tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khoảng 8-10%, tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6 - 7% và dự báo nhập siêu trong năm 2020 nhưng lượng nhập siêu không lớn.

vi sao viet nam nhap sieu nam 2020 Bảng giá xe Honda Vision mới nhất tháng 11/2019 tại TP. HCM

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe Honda Vision tháng 11/2019 mới nhất: Bảng giá xe Vision 2019 chi tiết nhất; những thông tin cụ ...

vi sao viet nam nhap sieu nam 2020 Cập nhật bảng giá xe SH Mode ngày 12/11 mới nhất

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe SH Mode ngày 12/11 mới nhất: Mẫu xe SH Mode 2019 ở từng khu vực và từng đại ...

vi sao viet nam nhap sieu nam 2020 Bảng giá xe Honda Lead mới nhất tháng 11/2019: Giảm giá mạnh

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe Honda Lead mới nhất tháng 11/2019: Trong khoảng 10 năm tại đất nước hình chữ S, đã có ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm