Từ vụ SCB, cảnh báo việc thông tin sai lệch trong xử lý khủng hoảng

Cập nhật: 13:04 | 13/01/2023 Theo dõi KTCK trên

Tại hội nghị “Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng TP HCM năm 2023” sáng 12/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết vụ việc SCB cho các bên bài học vô cùng quan trọng. Nếu tiếp nhận các thông tin không chính xác, không kịp thời, không đầy đủ thì tất cả các quyết sách sẽ bị sai.

Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải cung cấp thông tin đúng, không làm sai lệch. Lãnh đạo NHNN dẫn chứng, ngày 8/10/2022, sự việc SCB xảy ra, tiền rút ra nhiều nhưng con số báo cáo lại lệch hoàn toàn.

Ví dụ, rút tiền mặt chỉ bằng 10% rút tiền bằng kênh online, nếu cứ tập trung vào cung ứng tiền mặt thì hàng chục nghìn người dân sẽ không lấy được tiền qua kênh điện tử trên tài khoản, họ sẽ đến các điểm giao dịch trực tiếp.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết vụ việc SCB cho các bên bài học vô cùng quan trọng.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết vụ việc SCB cho các bên bài học vô cùng quan trọng.

Do đó, Phó Thống đốc yêu cầu, khi có vấn đề phát sinh, các TCTD phải thông tin ngay lập tức, dựa trên đó, cơ quan quản lý nhà nước mới có đầy đủ dữ liệu để phân tích, điều hành. Không thể điều hành nếu không có thông tin. Mặt khác, kỷ cương trong hoạt động ngân hàng phải được đảm bảo, nếu không, có thể xảy ra trường hợp tương tự sự cố trên.

Cũng tại hội nghị, Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM, ông Võ Minh Tuấn cho biết sau khi cơ quan chức năng công bố các sai phạm của Công ty CP Tập đoàn An Đông dẫn tới việc rút tiền hàng loạt khỏi SCB, ngành ngân hàng thành phố rút ra 4 bài học.

Thứ nhất, với những sự việc có diễn biến phức tạp, công tác thu thập dữ liệu, dự báo phải được nâng cao. Đây là điểm cần cải thiện của NHNN.

Thứ hai, truyền thông phải đi trước các vấn đề được xã hội quan tâm. Khi xảy ra hiện tượng rút tiền ở SCB, ngành ngân hàng và TP HCM đã thực hiện kịp thời việc này, do đó, tránh được hiện tượng lây lan rút tiền tại các ngân hàng khác, may mắn, không xảy ra “hiện tượng domino” trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Kể cả tại SCB, dù người dân rút tiền đông nhưng vẫn chi trả đầy đủ theo chỉ đạo của NHNN và các cấp lãnh đạo.

Thứ ba, phải giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động ngành ngân hàng, loại bỏ tư tưởng cạnh tranh không lành mạnh. Dù, cạnh tranh là tất yếu để phát triển nhưng cạnh tranh không lành mạnh không được phép.

"Tại thời điểm đó, NHNN chi nhánh TP HCM phát hiện đơn lẻ một vài tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh nên đã lập tức gọi điện, yêu cầu chấn chỉnh ngay," ông Tuấn nói.

Thứ tư, cần quan tâm đặc biệt đến tình trạng sở hữu chéo. NHNN chi nhánh TP HCM lưu ý lãnh đạo các TCTD, việc tập trung tín dụng là rủi ro ghê gớm.

Ngành ngân hàng năm 2023: Thấy cơ trong nguy

Năm 2023, trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các ngân hàng sẽ ưu tiên cân bằng chất lượng tài ...

MBKE: Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng khoảng 13% trong năm 2023

Theo Chứng khoán Maybank (MBKE), tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng đạt 13% trong năm 2023, trong đó Sacombank, Eximbank và ...

Chính sách tiền tệ sẽ giảm dần mức độ thắt chặt và nới lỏng hơn vào quý III/2023

Chuyên gia cho rằng chính sách tiền tệ trong năm 2022 theo chính sách chung của thế giới là thắt chặt cung tiền. Sang năm ...

Thu Thủy