TS. Võ Trí Thành: Tránh dùng từ 'nới lỏng' khi đánh giá về việc hạ lãi suất điều hành của NHNN

Cập nhật: 18:20 | 14/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – TS. Võ Trí Thành lưu ý quan điểm đã đưa ra hồi đầu năm rằng, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2019 sẽ là linh hoạt và chặt chẽ. Vị chuyên gia này cũng tránh dùng từ 'nới lỏng' khi đánh giá về việc hạ lãi suất điều hành của NHNN mới đây.

ts vo tri thanh tranh dung tu noi long khi danh gia ve viec ha lai suat dieu hanh cua nhnn

Động thái cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN là phù hợp với thời điểm hiện tại

ts vo tri thanh tranh dung tu noi long khi danh gia ve viec ha lai suat dieu hanh cua nhnn

Nhiều mức lãi suất điều hành được NHNN điều chỉnh giảm

ts vo tri thanh tranh dung tu noi long khi danh gia ve viec ha lai suat dieu hanh cua nhnn

Lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 0,5%, lãi suất điều hành đồng loạt giảm 0,25%

Kể từ ngày 16/9/2019, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở cũng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

Động thái cắt giảm lãi suất của NHNN được thực hiện trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu suy giảm tăng trưởng. Điều này khiến các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2017, NHNN thực hiện cắt giảm một loạt lãi suất điều hành.

Theo TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho hay, NHNN đã có quyết định linh hoạt nhưng cũng rất thận trọng.

“Bởi lẽ, việc hạ lãi suất điều hành sẽ tạo ra áp lực đối với tỷ giá và lạm phát - 2 yếu tố vĩ mô mà Việt Nam giữ tương đối ổn định trong thời gian vừa qua” - ông Thành cho biết.

Mặt khác, vị chuyên gia này cũng đánh giá cao việc NHNN đã có phản ứng phù hợp với báo cáo thao túng tiền tệ của Mỹ, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường.

Nhắc lại quan điểm đưa ra hồi đầu năm nay, TS. Võ Trí Thành cho rằng nguyên tắc điều hành của NHNN trong năm 2019 là chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng chặt chẽ, phù hợp với tình hình bên ngoài. Bởi, mặc dù Việt Nam muốn giữ ổn định kinh tế vĩ mô nhưng với độ mở lớn của nền kinh tế, chính sách tiền tệ cũng phải đảm bảo được sự linh hoạt vì kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường.

Đánh giá thêm về việc hạ lãi suất của NHNN, ông Thành cho rằng quan điểm điều hành đã “lỏng” hơn so với trước. Song, vị chuyên gia này cũng nhiều lần lưu ý tránh dùng từ “nới lỏng” khi đánh giá về việc hạ lãi suất điều hành của NHNN mà chỉ cho rằng đây là động thái điều hành linh hoạt của ngân hàng trung ương.

“Nếu kinh tế thế giới tiếp tục giảm tốc nhanh, chưa nói đến suy thoái, thì có thể NHNN sẽ linh hoạt hơn, tính “lỏng” có thể được cân nhắc hơn” - vị chuyên gia này dự báo.

ts vo tri thanh tranh dung tu noi long khi danh gia ve viec ha lai suat dieu hanh cua nhnn
Ảnh minh họa

SBV cũng nêu rõ bối cảnh khiến họ ra quyết định giảm lãi suất gồm: kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), NHTW Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành; tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định.

"Việc giảm lãi suất là khá bất ngờ nhưng đó là một động thái tốt của NHNN. Điều này sẽ giúp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và củng cố nền kinh tế. Lãi suất đã được giữ ở mức khá cao trong một thời gian dài", ông Hoàng Việt Phương, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng tổ chức CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chia sẻ với Bloomberg.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đè nặng lên tăng trưởng toàn cầu và làm tổn hại đến triển vọng kinh tế của các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với đó cũng có những điểm tích cực khi một số doanh nghiệp chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Bloomberg nhận định.

Phản ứng trước động thái chính sách của NHNN, thị trường chứng khoán trong nước đã có một phiên tăng giá mạnh nhất kể từ ngày 4/7. Chốt phiên ngày 13/9, chỉ số VN-Index tăng mạnh 1,14% lên 987,22 điểm, VN30 - Index cũng tăng 1,2% lên 905,1 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trong phiên hôm nay là nhóm đóng góp nhiều nhất vào việc kéo thị trường tăng mạnh khi hầu như đều tăng điểm mạnh. Cổ phiếu VCB tăng 3% đóng góp 1,72 điểm vào cho đà tăng của VN-Index, BID tăng 3,1% và nhiều cổ phiếu khác như CTG, MBB, TCB,…

Thu Hoài