Truy tố 10 bị can trong vụ lừa đảo chiếm đoạt 601 tỷ đồng của ngân hàng Vietcombank

Cập nhật: 14:31 | 13/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo cáo trạng, lãnh đạo, cán bộ của Vietcombank An Giang đã thiếu kiểm tra, thẩm định hồ sơ rút vốn sơ sài, có dấu hiệu lỏng lẻo để cho khách hàng sử dụng hồ sơ bản photo vay vốn rút tiền rồi chiếm đoạt.

Dư nợ xấu tăng 17%, Vietcombank chuẩn bị họp cổ đông bàn chuyện tăng vốn

VDSC: Lãi trước thuế của Vietcombank dự báo vượt 36.700 tỷ đồng năm 2022

Quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng gọi tên Vietcombank

VKSND tỉnh An Giang vừa ban hành cáo trạng truy tố 10 bị can “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh An Giang,

Các bị can trong vụ án bao gồm các ông Ngô Văn Thu (Tổng Giám đốc Công ty Việt An); Nguyễn Thanh Hùng (Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Bình Minh); Trương Minh Giàu (Giám đốc Công ty Minh Giàu); Nguyễn Viết Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty Việt Hưng An Giang) và Lưu Bá Phúc (giám đốc Công ty Bách Phúc).

Ngoài ra còn có bà Nguyễn Thị Huyền (nguyên kế toán trưởng Công ty Việt An); Nguyễn Thị Thu Hằng (nguyên kế toán trưởng Công ty Bách Phúc); Huỳnh Thị Minh Trâm (nguyên kế toán Công ty Bình Minh); Huỳnh Thị Thơ Đào (nguyên kế toán trưởng) và Tống Duy Khương (nguyên kế toán Công ty Việt Hưng An Giang).

1523-crawl-20220413115517218
4 trong 10 đối tượng của vụ án

Bị cáo Lưu Bách Thảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Việt An, hiện đã bỏ trốn, cơ quan CSĐT đã ra quyết định truy nã, khi bắt được sẽ xử lý sau.

Theo cáo trạng, 100 bộ hồ sơ vay vốn còn dư nợ (công ty Việt An 67 bộ hồ sơ rút vốn; Bình Minh 23 bộ; Minh Giàu 10 bộ) đều là chứng từ giả mạo, ghi doanh số mua bán cá tra, thức ăn không có thật.

Hành vi này do ông Lưu Bách Thảo, Tổng Giám đốc Công ty Việt An, chỉ đạo các phó tổng giám đốc, giám đốc, kế toán Công ty Việt An, Minh Giàu, Bình Minh, Việt Hưng, Bách Phúc thuộc “nhóm công ty gia đình” lập nhiều hồ sơ chứng từ để sử dụng làm điều kiện vay vốn tại Vietcombank An Giang.

Trong quá trình thực hiện cho vay đối với các hợp đồng tín dụng của các công ty nói trên, cán bộ Vietcomnbank An Giang đã tin tưởng, không kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ chứng từ rút vốn trước khi giải ngân.

1922-giaodichcovid-2-3-1640675352779202311507
Việc cán bộ Vietcomnbank lỏng lẻo trong công tác cho vay khiến cho nhiều đối tượng có cơ hội chiếm đoạt (Ảnh minh hoạ)

Từ đó, giải ngân cho các Công ty Việt An, Bình Minh, Minh Giàu chiếm đoạt tiền. Hiện còn dư nợ gốc hơn 601 tỷ đồng.

Qúa trình điều tra, đã xác định được đối tượng Thu giữ vai trò chính cùng với ông Lưu Bách Thảo điều hành, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty Việt An, chi phối, ảnh hưởng hoạt động của các Công ty Bình Minh, Minh Giàu, Bách Phú, Việt Hưng và chỉ đạo nhân viên lập hồ sơ, chứng từ khống vay vốn.

Cụ thể, đối tượng Thu trực tiếp ký 16 hợp đồng khống mua bán cá với các nhân viên công ty và các hộ dân; 2 hợp đồng mua bán cá với Công ty Bách Phúc; 1 hợp đồng mua bán cá với Công ty Việt Hưng, ký 48 giấy nhận nợ liên quan phụ lục 8 và phụ lục 9 Hợp đồng 245 còn dư nợ tại Vietcombank An Giang hơn 375 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, lãnh đạo, cán bộ của Vietcombank An Giang đã thiếu kiểm tra, thẩm định hồ sơ rút vốn sơ sài, có dấu hiệu lỏng lẻo để cho khách hàng sử dụng hồ sơ bản photo vay vốn rút tiền rồi chiếm đoạt. Cũng như không đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản thế chấp là sai trái.

Song, kết quả điều tra chưa đủ căn cứ xác định những người này vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, xử lý sau.

Kiều Phong