TPBank chốt lịch tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023

Cập nhật: 11:46 | 09/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB), nhà băng này sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên vào ngày 26/04/2023 tới đây tại Tầng 2, Khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự họp là ngày 29/03/2023.

TPBank chốt lịch tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023
Nợ xấu của TPBank tính đến cuối năm 2022 là 1.357 tỷ đồng, chiếm 0,84% tổng dư nợ, tăng 17,3% so với đầu năm

TPBank dự kiến sẽ trình cổ đông thông qua Báo cáo hoạt động nhiệm kỳ 2018 - 2023 và định hướng hoạt động nhiệm kỳ 2023 - 2028 của HĐQT; Báo cáo của Ban Điều hành và Ban Kiểm soát năm 2022 và định hướng hoạt động năm 2023; Báo cáo tài chính và Phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 của ngân hàng cũng như các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.

Về kết quả kinh doanh trong quý IV/2022, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 7.828 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, song không đạt kế hoạch lợi nhuận năm là 8.200 tỷ đồng.

Phía ngân hàng cho biết mức lợi nhuận trên đến từ việc gia tăng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại để tăng thu nhập từ phí. Ngoài ra, sự phục hồi của khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh góp phần gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn các năm trước.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt gần 11.387 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Các khoản thu nhập ngoài lãi của TPBank cũng tăng mạnh 18,4% lên hơn 4.200 tỷ đồng, phần lớn được hỗ trợ bởi nguồn thu đáng kể từ hoạt động dịch vụ với 2.692 tỷ đồng (tăng 75% so với cùng kỳ).

Cùng với đó, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh khác tăng lần lượt 10% và 186% so với năm 2021. Trong khi đó, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm 70%.

Cả năm 2022, chi phí dự phòng của TPBank giảm 37% xuống còn 1.884 tỷ đồng. Riêng trong quý IV, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng giảm đến 80% từ 560 tỷ xuống còn 115 tỷ.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 328.600 tỷ đồng, tăng 12,2% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 14% lên gần 161.000 tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay tăng 3,8%. Tiền gửi khách hàng tăng mạnh 40% lên gần 195.000 tỷ.

Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của TPBank tính đến cuối năm 2022 là 1.357 tỷ đồng, chiếm 0,84% tổng dư nợ, tăng 17,3% so với đầu năm. Chủ yếu do nợ nhóm 5 tăng gần 70% lên 505 tỷ đồng.

Mới đây, TPBank vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt. Cụ thể, TPBank lùi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu để chi trả cổ tức từ ngày 21/2/2023 sang 21/3/2023. Ngày thanh toán thay đổi sang 3/4 thay vì 3/3. Lý do điều chỉnh là để rà soát và hoàn thiện các thủ tục nội bộ của ngân hàng.

Trước đó, TPBank đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức trong năm 2023. Đại hội đồng cổ đông TPBank đã thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, với tỷ lệ tán thành đạt 77,69%.

Theo kế hoạch, TPBank sẽ thực hiện trả cổ tức 2.500 đồng/cổ phiếu. Với gần 1,582 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và không có cổ phiếu quỹ, ước tính TPBank sẽ chi khoảng 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn chi trả sẽ lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Sát thềm chốt danh sách nhận cổ tức, FPT Capital bất ngờ thoái toàn bộ vốn khỏi TPBank

Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital) thông báo đã bán toàn bộ 783.322 cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP ...

Lùm xùm chuyện phân phối hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại TPBank

Theo phản ánh, đến gửi tiết kiệm, nhưng nhiều khách hàng của TPBank (HoSE: TPB) lại được nhân viên ngân hàng tư vấn “chương trình ...

Đan Chi