Tổng công ty đường sắt Việt Nam giữ nguyên vị trí hiện tại, không thực hiện điều chuyển về Bộ GTVT

Cập nhật: 09:55 | 15/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vừa cùng có văn bản gửi Chính phủ về việc thống nhất Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vẫn ở lại CMSC.    

tong cong ty duong sat viet nam giu nguyen vi tri hien tai khong thuc hien dieu chuyen ve bo gtvt

Nhà Khang Điền (KDH) đặt mục tiêu lãi sau thuế tăng 20% trong năm 2020

tong cong ty duong sat viet nam giu nguyen vi tri hien tai khong thuc hien dieu chuyen ve bo gtvt

Viglacera (VGC) dự kiến lợi nhuận đi ngang trong năm 2020, chia cổ tức 11%

tong cong ty duong sat viet nam giu nguyen vi tri hien tai khong thuc hien dieu chuyen ve bo gtvt
Không điều chuyển VNR về lại Bộ GTVT.

Tháng 2/2020 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1128/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và CMSC đánh giá lại toàn bộ những ưu điểm, nhược điểm của việc đưa VNR về lại Bộ GTVT. Yêu cầu này được đưa ra khi Chính phủ nhận được một số ý kiến của các chuyên gia và đại biểu Quốc hội đề nghị chuyển VNR trở lại Bộ GTVT để nâng cao hiệu quả SXKD và vận hành chung của VNR.

Thực hiện chỉ đạo nêu trên, đến ngày 10/4, Bộ GTVT có báo cáo chính thức gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị không điều chuyển VNR về lại Bộ.

Phân tích ưu, nhược điểm, Bộ GTVT cho rằng, việc chuyển giao VNR về lại Bộ GTVT tại thời điểm này có ưu điểm là cơ bản không phải điều chỉnh hệ thống hoạt động đường sắt, tận dụng hệ thống cơ cấu bộ máy hiện hữu quản lí, điều hành của VNR đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đồng thời, với việc VNR là đơn vị trực thuộc sẽ đem lại sự thuận lợi trong chỉ đạo, thực hiện quy hoạch, đầu tư và hoạt động đường sắt, vì Bộ GTVT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Tuy nhiên, trên thực tế, VNR hiện không chỉ kinh doanh thuần túy, mà còn tham gia hoạt động quản lí tài sản Nhà nước (tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư). Bộ GTVT đánh giá, việc VNR về lại Bộ sẽ đồng nghĩa với việc không phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời cũng phải thực hiện rà soát điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành để triển khai thực hiện giao vốn Nhà nước trong bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện.

Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo CMSC cần sớm rà soát trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu VNR, trong đó cần có sắp xếp cơ cấu bộ máy phù hợp với quy định pháp luật về bảo trì, khai thác, cũng như sớm nghiên cứu tách bạch kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải.

Bộ GTVT cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành sớm rà soát điều chỉnh các quy định pháp luật trong việc quản lí, thực hiện bảo trì thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Trước đó, ngày 30/3, trong công văn, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch CMSC cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không điều chuyển VNR về lại Bộ GTVT.

Lâm Tuyền