Toàn cảnh kinh doanh 6 tháng đầu năm của BIDV, ACB, HDBank

Cập nhật: 16:05 | 31/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN -  6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận BIDV sụt giảm, có khả năng mất vốn. Ngân hàng ACB đạt 3.622 tỷ đồng, số lượng nhân viên giảm tới hơn 500 người trong quý 2/2019, còn HDBank báo lãi 2.211 tỷ đồng.

toan canh kinh doanh 6 thang dau nam cua bidv acb hdbank

Nhân viên ngân hàng giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm

toan canh kinh doanh 6 thang dau nam cua bidv acb hdbank

Nhiều ngân hàng có tổng tài sản sụt giảm trong 6 tháng đầu năm

toan canh kinh doanh 6 thang dau nam cua bidv acb hdbank

SHS báo lãi 6 tháng đầu năm 115 tỷ đồng, giảm 35%

BIDV: Lợi nhuận 6 tháng sụt giảm và thua cả MBBank, nợ có khả năng mất vốn tới hơn 10.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV – BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019, ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 4.772 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ. Như vậy, sau khi bị Techcombank "vượt mặt", lợi nhuận của BIDV hiện tại còn thua cả MBBank (hơn 4.800 tỷ).

Báo cáo tài chính (BCTC) của ngân hàng cho thấy, trong quý 2, lợi nhuận trước thuế (LNTT) của BIDV chỉ đạt 2.251 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ với nguyên nhân chủ yếu là do chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 38% lên 5.524 tỷ đồng.

Hầu hết các mảng kinh doanh trong quý 2 của BIDV vẫn có kết quả khả quan, tăng trưởng dương, theo đó tổng thu nhập hoạt động của BIDV trong quý 2 đạt gần 12 nghìn tỷ, tăng 12% so với cùng kỳ. Ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động (gần như không đổi) để giúp lợi nhuận thuần trong quý 2 tăng vẫn có được mức tăng 20% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của BIDV chỉ tăng 3% đạt gần 22.700 tỷ. Trong đó, đáng chú ý, thu nhập lãi thuần 6 tháng chỉ tăng 1,2% lên 17.683 tỷ do sự sụt giảm trong quý 1. Động lực tăng trưởng chính lại đến từ kinh doanh ngoại hối và lãi từ hoạt động khác, lần lượt tăng 68% và 49% đạt lãi 735 tỷ và 2.375 tỷ. BCTC không thuyết minh cơ cấu nguồn thu lãi từ hoạt động khác của BIDV đến từ đâu, song nhiều khả năng đến từ hoạt động thu hồi nợ đã được xử lý.

Lãi từ hoạt động dịch vụ của BIDV tăng 14,4% lên 1.968 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán bị lỗ 175 trong khi cùng kỳ lãi tới hơn 600 tỷ cũng là một trong những nguyên nhân kéo kết quả kinh doanh của BIDV đi xuống. Thu nhập góp vốn mua cổ phần tương đương cùng kỳ, đạt 113 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động trong 6 tháng tăng nhẹ 3% lên 7.217 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 6,8% lên 10.710 tỷ và chiếm tới 69% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng này.

Cuối tháng 6, tổng tài sản của BIDV vượt 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,5% lên 1,05 triệu tỷ. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,1% đạt 1,06 triệu tỷ.

Nợ xấu nội bảng tại thời điểm 30/6/2019 là 21.121 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh tới 46% lên 10.492 tỷ và nhóm nợ này đang chiếm tới gần một nửa trong cơ cấu nợ xấu của BIDV. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cũng từ mức 1,9% hồi đầu năm leo lên 1,98%.

toan canh kinh doanh 6 thang dau nam cua bidv acb hdbank
Toàn cảnh kinh doanh 6 tháng đầu năm của BIDV, ACB, HDBank. Ảnh minh họa

ACB: LNTT 6 tháng đầu năm đạt 3.622 tỷ đồng, số lượng nhân viên giảm tới hơn 500 người trong quý 2/2019

Trong quý 2, LNTT của ngân hàng đạt 1.915 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này có được chủ yếu nhờ chi phí dự phòng giảm tới 64% xuống còn 111 tỷ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB thực tế chỉ tăng 3% đạt 2.026 tỷ đồng.

Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động trong kỳ tăng 23% đạt hơn 3.900 tỷ. Tuy nhiên, chi phí hoạt động tăng vọt tới 56% tức tăng gấp rưỡi lên 1.922 tỷ đồng.

BCTC cho thấy, nguyên nhân chi phí hoạt động tăng vọt nằm ở mục chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn và rủi ro tài sản khác (từ mức âm 343 tỷ đồng quý 2/2018 lên 162 tỷ đồng quý 2/2019). Chi phí cho nhân viên chỉ tăng 89 tỷ tương đương 11% lên 923 tỷ đồng trong quý 2.

Về kết quả ở các mảng kinh doanh, hầu hết đều có kết quả khả quan. Thu nhập lãi thuần trong quý 2 của ACB đạt 2.903 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động khác của ACB tăng mạnh 35% đạt 480 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNTT 6 tháng đạt 3.622 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này có được chủ yếu nhờ việc giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro.

Cuối tháng 6, tổng tài sản của ACB đạt 350.938 tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,8% đạt 248.030 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,9% đạt 291.280 tỷ đồng.

Nợ xấu tại ngày 30/6 là 1.656 tỷ đồng, giảm 19 tỷ so với hồi đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ACB giảm từ 0,73% hồi đầu năm xuống còn 0,67%.

BCTC của ACB cũng cho biết, số lượng cán bộ nhân viên của ngân hàng hợp nhất cuối tháng 6 là 10.832 người, giảm mạnh so với con số 11.340 người hồi cuối tháng 3. Số lượng nhân sự giảm chủ yếu ở ngân hàng mẹ khi số nhân viên tại ngân hàng ACB cuối tháng 6 là 10.471 người, giảm 505 nhân viên so với cuối tháng 3/2019.

HDBank: Báo lãi 2.211 tỷ đồng trong 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ chỉ 1%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - mã HDB), vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2019.

Theo đó, kết thúc quý II/2019, quy mô tổng tài sản của HDBank đạt 210.291 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đạt 184.785 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 144.278 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ, trong đó các mảng bán lẻ và tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp tục là động lực tăng trưởng chính. Với định hướng "xanh hóa" hoạt động kinh doanh, HDBank hiện là một trong những ngân hàng đi đầu về cung cấp tín dụng xanh, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo. 6 tháng đầu năm 2019, ngân hàng đã dành gần 6.000 tỷ đồng tài trợ cho các dự án điện mặt trời thương mại và điện mặt trời áp mái.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 2.211 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ và là con số cao nhất từ trước tới nay của nửa năm hoạt động. Các hệ số sinh lời trên tài sản (ROA) và sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt 1,7% và 20%. Biên lãi thuần (NIM) hợp nhất tăng lên 4,4%, thuộc top dẫn đầu toàn ngành.

Bên cạnh việc duy trì đà tăng trưởng, chất lượng tài sản của ngân hàng không ngừng được nâng cao, khẳng định hiệu quả của công tác quản trị rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ tại 30/6/2019 chỉ chiếm 1% tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng mẹ, trong khi ngân hàng hợp nhất (bao gồm cả HD Saison) giảm còn 1,4% từ mức 1,5% hồi đầu năm.

Về cơ cấu doanh thu, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 đạt 5.173 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đóng góp 4.354 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ 2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 286 tỷ đồng, tăng 27%. Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được kiểm soát, lần lượt ở các mức 2.430 tỷ đồng và 532 tỷ đồng, phù hợp với kế hoạch đề ra.

Đến 30/6, quy mô vốn chủ sở hữu đạt 18.604 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 12,4%.

Ngân hàng cho biết trong năm nay sẽ triển khai áp dụng quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II sau khi Ngân hàng Nhà nước cấp phép; tiếp tục tập trung cho chiến lược xây dựng ngân hàng bán lẻ, SME và tiêu dùng thuộc top dẫn đầu...

Hoài Sơn