Thủy sản vẫn gặp khó trên sân nhà

Cập nhật: 06:32 | 09/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) thủy sản gặp khó khăn khi thủy sản đạt chuẩn xuất khẩu sang những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật… song lại không đủ chuẩn để tiêu thụ nội địa. Nguyên nhân do chưa có quy định về giới hạn phân tích tối thiểu cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, chất cấvm trong thủy sản….  

thuy san van gap kho tren san nha Thủy sản Mekong chi gần 28 tỷ đồng mua lại 1,9 triệu cổ phiếu quỹ
thuy san van gap kho tren san nha Xuất khẩu thủy sản 11 tháng chạm mức 8 tỷ USD
thuy san van gap kho tren san nha Xuất khẩu tôm đi Mỹ, “vua tôm” Minh Phú thu hơn 35 tỷ mỗi ngày

Đầu năm 2018, một số siêu thị từ chối các lô hàng thủy sản có chứa chloramphenicol (CAP - một chất cấm trong thủy sản) dù có hàm lượng rất thấp, dưới 0,3 ppb (đơn vị phần tỉ), đạt yêu cầu để xuất khẩu sang EU. Các DN cho rằng đây là sự bất bình đẳng, khi thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu, nhưng lại không đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường nội địa tạo ra nhiều khó khăn cho DN.

thuy san van gap kho tren san nha
Thủy sản đủ tiêu chuẩn xuất đi các thị trường khó tính, nhưng lại gặp khó trên thị trường nội địa.

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lại tiếp tục có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế có ý kiến để Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm sớm ban hành văn bản giao trách nhiệm ban hành quy định về giới hạn phân tích tối thiểu (MRPL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong hàng thủy sản tiêu thụ nội địa để kịp phục vụ mùa Tết.

Theo giới chuyên môn, MRPL thực chất là yêu cầu tối thiểu để các phòng kiểm nghiệm áp dụng, là công cụ để đánh giá giữa các phòng kiểm nghiệm về mặt kỹ thuật. “Năng lực kiểm nghiệm ngày càng tăng, càng chính xác thì khả năng phát hiện chất cấm với hàm lượng cực nhỏ. Điều này dẫn đến cùng một mẫu nhưng nếu gửi đến phòng kiểm nghiệm càng hiện đại thì khả năng sản phẩm không đạt càng cao. Do đó, cần quy định ngưỡng về MRPL để làm chuẩn. Thực tế, thực phẩm tồn dư một lượng chất cấm với một hàm lượng cực nhỏ vẫn an toàn cho người sử dụng" - một chuyên gia phân tích.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện chỉ có EU ban hành quy định ngưỡng về MRPL. Trong trường hợp kết quả phân tích mẫu có hàm lượng chất cấm dưới ngưỡng MRPL thì lô hàng vẫn được nhập khẩu để làm thực phẩm. Tuy nhiên, thông tin lô hàng này sẽ bị EU lưu vào hồ sơ.

Trước thực tế trên, Bộ NN-PTNT cho rằng đây là vấn đề mới, chưa được quy định tại các văn bản hiện hành nên cần có ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm xem xét giao trách nhiệm cho Bộ Y tế hoặc bộ chuyên ngành nghiên cứu quy định về MRPL trên cơ sở tham khảo quy định của EU.

Trả lời báo chí, bà Ngô Thị Thức, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PNT) cho biết: Thời gian qua, một số DN thủy sản xuất khẩu gặp vướng mắc khi phân phối nội địa liên quan đến thủ tục đưa sản phẩm lưu hành ra thị trường. Nguyên nhân do hệ thống quản lý chất lượng để phục vụ xuất khẩu khác với nội địa gây khó cho DN. Hy vọng trong tương lai, khi các vướng mắc được giải quyết sẽ thúc đẩy DN phát triển thị trường nội địa.

Nguyễn My

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm