Thủy điện nghìn tỷ Hồi Xuân hơn 10 năm xây dựng vẫn chưa thể "hồi xuân"

Cập nhật: 14:31 | 12/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Dự án thủy điện Hồi Xuân được triển khai xây dựng từ tháng 3/2010 tại huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) có tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu khoảng hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW bao gồm 03 tổ máy, lượng điện sản xuất trung bình khoảng 432,61 triệu kWh/năm. Tuy nhiên sau hơn 10 năm đầu tư xây dựng đến nay Thủy điện nghìn tỷ Hồ Xuân vẫn chưa thể "hồi xuân".

Trường Thành Group sắp lên sàn HOSE, giá chào sàn 18.000 đồng/cổ phiếu

Lịch trả cổ tức tuần cuối tháng 8/2020: Mưa tiền mặt SST, bão cổ phiếu VTP

7 tháng, PV Power thực hiện 54% kế hoạch doanh thu năm

4534-238c6643ef00065e5f11
Dự án Thủy điện nghìn tỷ đắp chiếu nhiều năm

Dự án Thủy điện Hồi Xuân tại huyện Quan Hóa, Thanh Hóa có tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW bao gồm 03 tổ máy có sản xuất lượng điện trung bình 432,61 triệu kWh/năm, doanh thu dự kiến đạt khoảng 269,75 tỷ đồng. Tháng 6/2007, dự án được chuyển giao từ Ban quản lý dự án 2 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) sang Công ty Thủy điện Hồi Xuân - Vneco, thuộc Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam (trực thuộc Bộ Công Thương) để thực hiện.

Tháng 3/2010, dự án được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành phát điện vào cuối năm 2014. Theo kế hoạch, vào tháng 10/2012, Thủy điện Hồi Xuân chặn dòng lần 1, tháng 10/2013 chặn dòng lần 2, tháng 7/2014 tích nước hồ chứa và tháng 9/2014 phát điện tổ máy số 1. Tuy nhiên, do không đủ năng lực tài chính, đơn vị này phải dừng thi công.

Năm 2015, dự án được chuyển giao cho Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại – Sản xuất – Xây dựng Đông Mê Kông (Công ty Đông Mê kong) và được Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay thương mại 125 triệu USD từ ngân hàng Goldman Sachs ( Mỹ). Nhờ đó, dự án được thi công trở lại năm 2017. Tuy nhiên, vì thiếu vốn, chủ đầu tư đã dừng thi công gần 2 năm nay. Tình trạng ì ạch của dự án hơn 10 năm qua khiến người dân và chính quyền địa phương bức xúc.

Đại diện đơn vị thi công cho biết, dự án đã đạt 90% khối lượng thi công xây lắp các công trình chính, diện tích đất thu hồi đã đạt hơn 88%. Hiện nay còn một số hạng mục chưa được thi công như công trình đường chống ngập ở các bản Phé, Mý, Bá xã Phú Xuân; bản Chiềng thuộc xã Phú Sơn, cầu treo Phú Xuân và cầu treo Chiềng. Ngoài ra, 5 công trình trường học, trạm y tế phải hoàn trả vẫn chưa có tiền chi trả cho UBND huyện Quan Hóa để thi công. Nguyên nhân vướng mắc lớn nhất của dự án là thiếu vốn. Để đảm bảo dự án hoàn thiện, chủ đầu tư cần thêm ít nhất 280 tỷ đồng.

4839-1241538edacd33936adc
Toàn cảnh công trình Thủy điện Hồi Xuân đang thi công dở phải dừng do đói vốn

Theo báo cáo của ông Lê Tiến Lam, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa, năm 2010 chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với giá bán điện trung bình năm là 657 đồng/kWh. Do dự án thi công kéo dài, điều chỉnh thiết kế và điều kiện thủy văn khiến điện lượng giảm xuống, cùng với yếu tố trượt giá nên tổng mức đầu tư dự án tăng lên (khoảng 1.169 tỷ đồng). Ngoài khoản vay 125 triệu USD từ ngân hàng của Mỹ, doanh nghiệp phải vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng.

“Để vay được, điều kiện là phải có phương án giá điện chính ký với EVN để chứng minh tính hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên, với giá điện đã ký năm 2010 thì dự án không đảm bảo khả năng thu hồi vốn”, báo cáo nêu rõ.

5056-e7aea8612122c87c9133
Nhiều hạng mục đạt 90% công việc nhưng vẫn phải dừng thi công

Đến nay Chính phủ đã cho phép điều chỉnh giá điện cho dự án nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất việc đàm phán giá điện (1.778,4 kWh, mức giá để dự án thu hồi vốn). Hàng năm chi phí phát sinh của thủy điện Hồi Xuân tăng liên tục khoảng 290 tỷ đồng/năm gồm lãi vay, phí bảo hiểm, phí bảo dưỡng công trình…

“Khó khăn về tài chính của dự án này là vô cùng nghiêm trọng và cấp cách”, lãnh đạo Sở Công Thương khẳng định.

Sở Công Thương Thanh Hóa đã đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án này sớm đàm phán ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN để dự án huy động được nguồn vốn bổ sung, hoàn thiện công trình và đi vào phát điện.

Trường hợp Chính phủ xét thấy chủ đầu tư không đủ năng lực hoàn thành dự án thì xem xét phương án thu hồi dự án, giao cho nhà đầu tư khác để tránh lãng phí tài nguyên quốc gia.

Nhật Nam

Tin liên quan