Thị trường quốc tế đã giúp giảm bớt áp lực lên tỷ giá trong nước

Cập nhật: 14:53 | 04/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Theo nhóm phân tích của SSI Retail Research, những diễn biến của thị trường quốc tế đã và đang giúp giảm bớt áp lực lên tỷ giá trong nước.  

thi truong quoc te da giup giam bot ap luc len ty gia trong nuoc

Thủ tướng: Không tăng giá dịch vụ công dồn dập vào một thời điểm

thi truong quoc te da giup giam bot ap luc len ty gia trong nuoc

Ngân hàng Nhà nước nói gì khi Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát?

thi truong quoc te da giup giam bot ap luc len ty gia trong nuoc

Áp lực lên tỷ giá của Việt Nam năm 2019 sẽ giảm?

Theo đó, riêng tháng 5 tỷ giá ngân hàng đã tăng 0,6% còn USD tự do tăng 0,4%. Tỷ giá trung tâm tăng tổng cộng hơn 1% kể từ đầu năm.

thi truong quoc te da giup giam bot ap luc len ty gia trong nuoc
Thị trường quốc tế đã giúp giảm bớt áp lực lên tỷ giá trong nước. Ảnh minh họa

Trong tuần qua, sau 1 tuần tăng mạnh trước đó, tỷ giá giao dịch USD/VND tiếp tục tăng 25 đ/USD trên ngân hàng, lên mức 23.360/23.480 đ/USD (mua/bán) còn thị trường tự do duy trì khá ổn định ở mức 23.415/23.430. Tính chung cả tháng 5, tỷ giá USD/VND đã tăng 0,6% trên ngân hàng và 0,4% trên thị trường tự do trong khi USD/CNY đã tăng tới 2,53%. Tỷ giá trung tâm đã tăng tổng cộng 1,05% song Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẵn sàng can thiệp để ổn định thị trường.

Trong một diễn biến khác, báo cáo mới đây đánh giá khả năng phá giá đồng CNY do TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu và đào tạo BIDV đã chỉ ra rằng, khả năng Trung Quốc phá giá đồng CNY là không lớn bởi 3 nguyên nhân bao gồm: lo ngại sự rút vốn mạnh (capital flight) như đã xảy ra trong năm 2015; Trung Quốc không muốn bị cho là thao túng tiền tệ, gây căng thăng thêm trong cuộc chiến thương mại; và Trung Quốc vẫn kiên định tiến trình quốc tế hóa đồng CNY.

Trong trung và dài hạn, tỷ giá USD/VND sẽ tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, trạng thái cán cân thanh toán tổng thể, cán cân thương mại, thu hút FDI, giá vàng... và sự quản lý sát sao, cũng như động thái phù hợp của NHNN. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý tỷ giá trung tâm của Việt Nam được dựa trên một rổ tiền tệ (gồm 8 loại tiền chủ chốt như USD, EUR, JPY, CNY, SGD...) trong khi kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018, nên trong trường hợp đồng CNY bị mất giá thì VND cũng chịu áp lực giảm giá không nhỏ.

Tuyết Mai