Thị trường chứng khoán ngày 27/9: Kết phiên sáng Việt Nam và châu Á trái chiều

Cập nhật: 13:06 | 27/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Phiên giao dịch sáng nay tiếp tục diễn biến khởi sắc với động lực vẫn từ các cổ phiếu bluechips. Cùng với đó, các nhóm ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, Viettel cũng duy trì giao dịch tích cực. Chứng khoán châu Á hướng tới tuần giảm thứ 2 liên tiếp.

thi truong chung khoan ngay 279 ket phien sang viet nam va chau a trai chieu

Thị trường chứng khoán ngày 27/9: Giữa phiên sáng 2 sàn tiếp tục giữ được đà tăng

thi truong chung khoan ngay 279 ket phien sang viet nam va chau a trai chieu

Thị trường chứng khoán ngày 27/9: Thông tin trước giờ mở cửa

thi truong chung khoan ngay 279 ket phien sang viet nam va chau a trai chieu

Nhận định chứng khoán ngày 27/9: Xu hướng thị trường phái sinh và chứng quyền

thi truong chung khoan ngay 279 ket phien sang viet nam va chau a trai chieu

Nhận định chứng khoán ngày 27/9: VN-Index tiến vào vùng kháng cự mạnh 995-1,000 điểm

Kết phiên sáng, trên sàn HoSE, VN-Index tăng 2,72 điểm tương đương 0,27 % lên mức 993,47 điểm. Toàn sàn có 130 mã tăng giá, 158 mã giảm giá, 55 mã đứng giá tham chiếu.

Trên sàn HNX, HNX-Index giảm 0,05 điểm tương đương 0,05 % xuống mức 104,72 điểm. Toàn sàn có 47mã tăng giá, 60 mã giảm giá, 49 mã đứng giá tham chiếu.

thi truong chung khoan ngay 279 ket phien sang viet nam va chau a trai chieu
Ảnh minh họa

Ba trụ chính của thị trường trong phiên sáng nay chính là ba “ông lớn” của mỗi ngành, cụ thể là GAS, VIC và VCB và cả ba hiện đóng góp gần 1 điểm vào sắc xanh của VN-Index. Các mã VHM, SAB, MSN cũng góp phần lan tỏa sự tích cực tới thị trường. Ở chiều ngược lại, VNM là tác nhân chính ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số này.

Sau một thời gian dài giao dịch giằng co, sự kiên nhẫn của nhà đầu tư đã hết trên LMH khi mã này sụt giảm mạnh gần 5%. Theo góc nhìn kỹ thuật, vùng quanh 14,500 đồng sẽ là hỗ trợ của giá trong những phiên tới. Nếu giá rơi khỏi vùng này thì vùng quanh mốc 13,500 đồng sẽ là hỗ trợ tiếp theo. Một điều tương tự cũng đang diễn ra với AAA.

Diễn biến nhóm thủy sản khá bi quan trong phiên sáng nay, dẫn đầu là đà giảm hơn 2% của CMX, TS4, AAM, còn MPC, ACL điều chỉnh gần 2%. ANV gần như là điểm sáng duy nhất trong nhóm với sắc xanh hơn 1% cùng mức thanh khoản ấn tượng. Theo góc nhìn kỹ thuật, giá đã bứt phá khỏi kênh đi ngang trong 2 tháng qua và hiện đang test hội tụ các đường SMA dài hạn. Nếu giá vượt được ngưỡng này thì nhiều khả năng một nhịp tăng mới sẽ trở lại với cổ phiếu

Nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng không khá khẩm hơn là mấy khi sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế tại nhóm này, song sắc đỏ mạnh thì hiện không còn. IDV, HPI, SNZ, BCM, IDC là những gương mặt điều chỉnh hơn 1%, còn TIP, D2D, VC3, SZL lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. ITA là điểm nhấn trong nhóm với sắc xanh hơn 1% cùng mức thanh khoản ổn.

Bán lẻ hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 1.68%. Ngược lại, khai khoáng hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 0.91%.

Khối ngoại bán ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HoSE và hơn 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu VRE và POW trên sàn HoSE. VCS hiện đang là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

Tại thị trường châu Á, Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm gần 0,4% trong phiên sáng 27/9, và đã giảm 1,4% kể từ đầu tuần. Đây có thể là tuần giảm thứ 2 liên tiếp của chỉ số này. Giảm mạnh nhất khu vực là chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,2%, với cổ phiếu nặng ký Softbank Group mất hơn 2,3%. Cổ phiếu của Japan Display cũng giảm hơn 8% sau khi công ty này cho biết nhà đầu tư Harvest Group đến từ Trung Quốc sẽ rút trợ cấp.

Chứng khoán Trung Quốc phục hồi với Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt tăng 0,2% và 1,1%. Giới đầu tư mua vào bất chấp số liệu kinh tế tiêu cực. Theo của Cục Thống kê Trung Quốc, lợi nhuận của khối doanh nghiệp công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8. Nguyên nhân là tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại và giá sản xuất giảm mạnh nhất 3 năm. Cũng trong tháng trước, tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp xuống thấp nhất 17 năm rưỡi do nhu cầu trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.

Anh Khang T/h

Tin cũ hơn
Xem thêm