Thị trường chứng khoán ngày 13/02: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 08:55 | 13/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới khi lo ngại về Covid-19 giảm; Giá vàng giảm gần chạm đáy 1 tuần; Còn quá sớm để dự đoán thời điểm chấm dứt COVID-19; Dệt may 29/3 (HCB) tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền, tỷ lệ 20%; Khuyến nghị cổ phiếu ngày 13/02…   

thi truong chung khoan ngay 1302 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán ngày 13/02: Xu hướng thị trường phái sinh và chứng quyền

thi truong chung khoan ngay 1302 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán ngày 13/2: “Áp lực bán mạnh trên ngưỡng 940 điểm”

thi truong chung khoan ngay 1302 thong tin truoc gio mo cua

Thị trường chứng khoán phiên chiều 12/2: Áp lực chốt lời khiến VN-Index không giữ được mốc 940 điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ: Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/2 lập đỉnh mới khi lo ngại về Covid-19 giảm. Dow Jones tăng 274,46 điểm, tương đương 0,94%, lên 29.550,8 điểm. S&P 500 tăng 21,63 điểm, tương đương 0,64%, lên 3.379,38 điểm. Nasdaq tăng 87,02 điểm, tương đương 0,9%, lên 9.725,96 điểm. 10 trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 chốt phiên trong sắc xanh, với năng lượng, công nghệ tăng nhiều nhất. Trung Quốc ngày 12/2 thông báo số ca nhiễm mới thấp nhất 2 tuần, không lâu sau khi một cố vấn y tế cấp cao của Bắc Kinh nói dịch bệnh có thể kết thúc vào tháng 4. Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 12/2 là 7,4 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 7,66 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên giao dịch trước đó.

thi truong chung khoan ngay 1302 thong tin truoc gio mo cua
Ảnh minh họa

Giá vàng: Tính đến 8h40 (giờ Việt Nam) đang ở mức 1572,50 USD/ounce tăng 0,90 USD/ounce tương đương 0,0573%. Trước đó, giá vàng ngày 12/2 giảm, gần chạm đáy 1 tuần do tâm lý đón nhận rủi ro cải thiện sau khi Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới virus corona thấp nhất kể từ cuối tháng 1. Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 1,7 USD xuống 1.565,8 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.561,16 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 6/2. Giá vàng tương lai tăng 0,1% lên 1.571,6 USD/ounce. Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 12/2 đa số các cửa hàng vàng giữ vàng 9999 gần như không đổi cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước. Kết thúc phiên giao dịch 12/2, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 43,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,10 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 43,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,22 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá dầu: Tính đến đầu giờ sáng ngày 13/2, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2020 đứng ở mức 51,50 USD/thùng, tăng 0,34 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 12/2, giá dầu WTI giao tháng 3/2020 đã tăng tới 1,36 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2020 đứng ở mức 56,03 USD/thùng, tăng 0,24 USD/thùng trong phiên và tăng tới 1,63 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 13/2. Giá dầu ngày 13/2 tiếp tục được hỗ trợ bởi một loạt những thông tin tích cực từ 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong phiên điều trần định kỳ 6 tháng một lần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho rằng nền kinh tế Mỹ hiện đang ở một vị thế rất tốt và hoạt động hiệu quả phần lớn là do tăng trưởng toàn cầu ổn định và giảm thiểu các rủi ro bao gồm sự không chắc chắn của chính sách thương mại. Số lượng việc làm được công bố tuần trước vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích, trong khi hoạt động sản xuất và dịch vụ của Mỹ có dấu hiệu cải thiện.

USD Index: Tính đến 8h40 (giờ Việt Nam) USD Index ở mức 98,877 điểm giảm 0,002 điểm tương đương 0,01%. Đồng USD tiếp tục treo ở mức cao so với rổ các đồng tiền khác bất chấp kinh tế thế giới chịu rủi ro từ dịch virus Vũ Hán. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lạc quan về nền kinh tế nước này. Trong phiên điều trần trước quốc hội, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định, nền kinh tế Mỹ vẫn đang trong “thể trạng tốt”, dù có mối đe dọa tiềm tàng từ dịch bệnh tại Trung Quốc. Trên thị trường trong nước phiên giao dịch 12/2, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.180 đồng/USD và 23.320 đồng/USD. Tới cuối phiên 12/2, Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.180 đồng/USD và 23.320 đồng/USD. Vietinbank: 23.173 đồng/USD và 23.323 đồng/USD. ACB: 23.185 đồng/USD và 23.295 đồng/USD.

Còn quá sớm để dự đoán thời điểm chấm dứt COVID-19: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/2 cảnh báo “còn quá sớm” để nói dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (COVID-19) gây ra đã đạt đỉnh hay chưa hoặc khi nào có thể chấm dứt dịch bệnh này. Bình luận trên được đưa ra sau khi số ca mắc mới có dấu hiệu giảm. Trao đổi với báo giới, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO, Michael Ryan nêu rõ: “Tôi cho rằng còn quá sớm để cố gắng dự đoán ngay bây giờ về thời điểm khởi đầu, đỉnh điểm và kết thúc của dịch bệnh”. Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, mặc dù trong tuần qua số lượng các ca nhiễm mới ở Trung Quốc đã ổn định song công chúng không nên quá chủ quan về điều đó vì dịch bệnh này có thể diễn biến theo bất cứ hướng nào. Chính vì vậy WHO vẫn phải đưa ra khuyến cáo nghiêm khắc.

Dệt may 29/3 (HCB) tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền, tỷ lệ 20%: Ngày 10/3 tới đây, CTCP Dệt may 29/3 (HCB – UPCoM) sẽ chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền mặt tỷ lệ 20%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 2.000 đồng. Với 5,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành và giao dịch, Dệt may 29/3 sẽ phải chi 10,4 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông đợt này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 9/3 và thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 8/4/2020. Mới đây, vào đầu tháng 1/2020, Công ty vừa thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền với tỷ lệ 10%. Thời điểm chốt danh sách cổ đông được thực hiện vào cuối tháng 12/2019. Bên cạnh đó, Dệt may 29/3 cũng sử dụng danh sách cổ đông chốt trên để tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Đại hội sẽ được tổ chức tại trụ sở chính quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Thời gian dự kiến vào ngày 28/3. Năm 2019, HCB ghi nhận tổng doanh thu xấp xỉ năm trước, đạt 1.025 tỷ đồng, gần cán đích năm (1.050 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế 33,7 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước và vượt 4,46% kế hoạch năm (33,5 tỷ đồng).

Công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị về các cổ phiếu đáng chú ý trong ngày 13/02:

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 22.200 đồng/cổ phiếu - CTCK MB (MBS)

Kết thúc năm 2019, CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) ghi nhận doanh thu tăng 15% so với năm trước, đạt tương ứng 5.842 tỷ đồng, trong đó hoạt động xây lắp và sản xuất công nghiệp đóng góp doanh thu lớn nhất với khoảng 3.981 tỷ đồng đến từ dự án đường dây 500kV mạch 3 và các hợp đồng EPC DA điện mặt trời trong 6 tháng đầu năm 2019, chiếm 68% doanh thu toàn Công ty. Đây cũng là hoạt động ghi nhận lợi nhuận gộp cao nhất, với 351 tỷ đồng, tăng 72%.

Tuy nhiên, do hoạt động chuyển nhượng bất động sản không đạt kết quả cao như năm 2018 với 194 tỷ đồng doanh thu (giảm 80%, đến từ 16% còn lại của dư án Mỹ Đình Plaza 2) và 64 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm mạnh 75%, khiến lợi nhuận ròng trước kiểm toán giảm 24% xuống còn 356 tỷ đồng.

MBS ước tính lợi nhuận ròng 2020 sẽ tăng 46% so với năm 2019 tuy nhiên sẽ giảm 19% trong 2021. Cụ thể, trong năm 2020, việc bàn giao toàn bộ Dự án Thanh Xuân và 2% còn lại của Dự án Mỹ Đình Plaza 2 ước đem lại doanh thu 953 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 277 tỷ đồng.

Tuy nhiên sang đến năm 2021, mặc dù doanh nghiệp tiếp tục bàn giao toàn bộ Dự án Vĩnh Hưng, nhưng với quy mô nhỏ hơn, khiến doanh thu và lợi nhuận ròng mảng chuyển nhượng bất động sản ước chỉ ghi nhận lần lượt 488 tỷ đồng (giảm 49% so với năm trước) và 188 tỷ đồng (giảm 32%), trong khi đó doanh thu và lợi nhuận gộp hoạt động xây lắp và sản xuất công nghiệp cũng dự phóng giảm 15%, đạt tương ứng 3.190 tỷ đồng và 279 tỷ đồng sau khi kết thúc Dự án đường dây 500kV mạch 3 trong 6 tháng đầu 2020. Lãi ròng 2021 ước giảm 19,5% so với năm 2020.

MBS cho rằng việc phát triển các Dự án mở rộng hệ thống truyền tải điện, dù cần thiết, sẽ diễn ra khá chậm trong bối cảnh tiến độ phê duyệt các dự án mới tiếp tục trì hoãn trước khi Quy hoạch điện VIII được ban hành chính thức và các khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng.

Với việc vận hành nhà máy thủy điện Mông Ân (30MW) từ đầu 2020, Bảo Lạc B (18MW) và Sông Nhiệm 4 (6MW) từ Q4/2020, doanh thu mảng kinh doanh này trong năm 2020 của PC1 dự phóng tăng trưởng 45% lên 797 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng 34% lên 462 tỷ đồng. Các dự án này góp phần tăng 48% tổng công suất thủy điện của PC1 lên 168 MW.

Mảng điện dự kiến sẽ tiếp tục đóng góp chủ lực trong 2021 với doanh thu đạt 926 tỷ đồng (tăng trưởng 16% so với năm trước) và lợi nhuận ròng đạt 557 tỷ đồng (tăng trưởng 21%), bù đắp một phần sự sụt giảm của mảng bất động sản và xây lắp.

MBS kỳ vọng tình hình thủy văn sẽ tích cực hơn cho các công ty thủy điện trong năm 2021, đồng thời nhà máy Bảo Lạc B, và Sông Nhiệm 4 hoạt động trong cả năm trong khi dự án điện gió Liên Lập (48MW) dự kiến vận hành trong quý III/2021 sẽ góp phần cải thiện kết quả kinh doanh mảng điện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chi phí lãi vay dự kiến tiếp tục tăng 33% trong 2021.

MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 22.200 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 - CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Nhìn chung, năm 2020, chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận của PCC1 sẽ đạt 6.525 tỷ đồng và 430 tỷ đồng, tăng 11,7% và 25,1% so với năm trước. EPS là 2.190 đồng, tăng 18,1%.

KIS tin rằng sự sụt giảm giá hiện tại là phản ứng thái quá do kết quả thất vọng quý IV/2019. Ngoài ra, triển vọng dài hạn của PCC1 rất hấp dẫn dựa trên sự tăng trưởng mảng sản xuất điện giúp cải thiện chất lượng lợi nhuận.

Nhờ hoạt động của 3 nhà máy điện mới và dự án Thanh Xuân, PCC1 sẽ có kết quả kinh doanh 2020 tích cực. Sử dụng phương pháp Tổng từng phần, KIS định giá cổ phiếu PC1 ở mức 23.100 đồng vào cuối năm 2020, tổng lợi nhuận dự kiến là 54%. Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu PC1.

POW tiềm năng sẽ tiếp cận trở lại vùng giá 11.5-12 - CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đang có sự hồi phục trở lại sau khi đã giảm giá kéo dài trong gần 1 năm nay từ vùng giá 17.5 về mức đáy lịch sử tại ngưỡng 9.5.

Hôm nay 12/2, lực cầu bắt đáy đã đẩy giá cổ phiếu tăng 7% để chốt phiên ở mức giá trần.

Các chỉ báo kỹ thuật hầu hết vẫn ở trong trạng thái tiêu cực. Tuy vậy, chỉ báo MACD vừa xuất hiện Golden Cross cho thấy đây có thể là sự khởi đầu cho một giai đoạn khởi sắc hơn.

Bên cạnh đó, chỉ báo RSI cũng đang tăng dần dù chưa vượt qua giá trị 50 nhưng đây cũng là một dấu hiệu khá tốt.

Mặt khác, đường EMA12 vẫn đang ở dưới EMA26 nên có thể đà phục hồi này sẽ không duy trì được lâu.

Theo đánh giá của chúng tôi, POW tiềm năng sẽ tiếp cận trở lại vùng giá 11.5-12 và sau đó tích lũy đi ngang tại vùng này trước khi thiết lập một xu hướng đủ mạnh trong tương lai.

Anh Khang T/h