Thị trường bán lẻ Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào bởi dịch Covid-19?

Cập nhật: 16:06 | 20/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Dịch Covid-19 bùng phát không chỉ tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ, mà còn tác động đến thói quen của người tiêu dùng, khiến mức mua sắm nhiều mặt hàng giảm sâu.

thi truong ban le viet nam bi anh huong nhu the nao boi dich covid 19

Apple Store chính thức mở cửa trở lại tại Hàn Quốc

thi truong ban le viet nam bi anh huong nhu the nao boi dich covid 19

Bán hàng trực tuyến tăng trưởng mạnh trong mùa dịch

thi truong ban le viet nam bi anh huong nhu the nao boi dich covid 19

Apple sẽ tiếp tục đóng cửa các cửa hàng bán lẻ đến tháng 5

Theo các thông tin và phân tích của các chuyên gia trong và ngoài nước và tình hình hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp phân phối - bán lẻ, đặc biệt là các thành viên của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, chúng ta có thể thấy sự bùng phát và diễn biến bất ngờ của đại dịch Covid-19 đã có nhiều tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến ngành công nghiệp dịch vụ bán lẻ, đến thị trường phân phối - bán lẻ nói riêng, trước hết là những thay đổi trong việc mua sắm, tiêu dùng của người tiêu dùng Việt cũng như những yêu cầu mới của thị trường.

Thị trường bán lẻ biến động, thay đổi trong tiêu thụ các mặt hàng để phòng chống dịch. Một số mặt hàng “nóng” trong sử dụng cũng như xu hướng mua dự trữ tại các đô thị:

thi truong ban le viet nam bi anh huong nhu the nao boi dich covid 19
Hình minh họa

Nhóm ngành hàng thực phẩm tiện lợi và gia vị: Đồ đông lạnh, đồ hộp, mì gói các loại và dầu ăn; các sản phẩm bổ sung dưỡng chất và giúp nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt dành cho nhóm người già và trẻ em như sữa bột và sữa chua uống. Đặc biệt, thực phẩm lành mạnh như: trái cây, nước ép trái cây, rau củ giúp tăng khả năng miễn dịch có chiều hướng tăng mạnh.

Người tiêu dùng cũng có xu hướng dự trữ các loại thực phẩm ăn liền tại nhà như: mì và các sản phẩm ăn liền, xúc xích, đồ ăn nhẹ, nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp …, đặc biệt là ở những khu vực có trường hợp nhiễm bệnh hay cách ly.

Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, với hành vi lưu trữ thức ăn tại nhà, NTD đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như sợi ăn liền (tăng 67%), thực phẩm đông lạnh (tăng 40%) và xúc xích tiệt trùng (tăng 19%). Bên cạnh đó, ngành chăm sóc vệ sinh cá nhân, bao gồm nước súc miệng (tăng 78%), chăm sóc cơ thể (tăng 45%) và khăn giấy (tăng 35%)…

Chất tẩy rửa gia dụng và vệ sinh cá nhân nhằm giữ gìn vệ sinh và diệt khuẩn: Nước rửa tay, nước rửa tay khô diệt khuẩn, xà phòng, giấy vệ sinh, khăn giấy ướt; kem dưỡng da tay… và các sản phẩm vệ sinh nhà cửa.

Các sản phẩm y tế phòng chống dịch như khẩu trang, nước súc miệng, nước diệt khuẩn, khử trùng, các loại thuốc bổ và vitamin…

Trong khi đó, các mặt hàng như các loại đồ uống không cồn và có cồn giảm; bia và các loại đồ uống ghi nhận các mức tiêu thụ giảm sâu. Mặt khác, NTD có sự e dè với những ngành hàng như thịt tươi, rau tươi và hải sản trong suốt thời kỳ dịch bệnh này.

Báo cáo đánh giá về tác động, thiệt hại với doanh nghiệp bán lẻ do Bộ Công Thương công bố mới đây cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp phân phối.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 3 tháng đầu năm ước đạt 1.246 tỷ đồng, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Tính riêng trong tháng 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016 – 2020.

Cụ thể, với Lotte, doanh thu tháng 2/2020 giảm khoảng 50% so với tháng 1/2020 và giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019. Với Aeon Mall Việt Nam, doanh thu tháng 1 giảm 2%; tháng 2 giảm 6% so với kế hoạch đề ra.Sức mua giảm sút khiến toàn ngành bán lẻ lao đao. Nhiều siêu thị lớn như: Lotte, Co.opmart, Intimex, Aeon Mall… trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, khi có thời điểm doanh thu giảm đến 50%.

Với Saigon Co.op Mart, doanh thu bán lẻ trong 2 tháng đầu năm nay giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước và có thể bị sụt giảm 1.000 tỷ đồng nếu dịch được kiểm soát trong quý 2, giảm 2.000 tỷ đồng nếu dịch tiếp tục kéo dài.

Tương tự, trong thời gian này, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, doanh thu bán lẻ giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyễn My (T/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm