Thêm một quyết định phù hợp bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng

Cập nhật: 09:00 | 23/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - NHNN vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

them mot quyet dinh phu hop bao dam an toan trong hoat dong cua ngan hang

NHNN chỉ đạo tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bến Tre

them mot quyet dinh phu hop bao dam an toan trong hoat dong cua ngan hang

Lãi suất huy động bằng VND duy trì cao nhất 7,3%/năm

them mot quyet dinh phu hop bao dam an toan trong hoat dong cua ngan hang

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng

them mot quyet dinh phu hop bao dam an toan trong hoat dong cua ngan hang

Quy định mới về cấp đổi giấy phép hoạt động của ngân hàng thương mại

Điểm đáng chú ý tại thông tư này chính là lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: 01/01/2020 - 30/9/2020 là 40%; 01/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; 01/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và từ 01/10/2022 sẽ chỉ còn là 30%.

TS. Bùi Quang Tín - chuyên gia ngân hàng chia sẻ, bất cứ quyết định nào của NHNN cũng đều có tác động đến thị trường, ngân hàng và cả DN. Đối với quy định về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo hướng giảm dần đã được đề cập và phân tích nhiều trong thời gian qua. Trước khi đưa ra quyết định này, NHNN đã đưa ra Dự thảo lấy ý kiến, từ đó đánh giá thực trạng làm sao các chủ thể liên quan ít chịu tác động tiêu cực với sự điều chỉnh chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước.

them mot quyet dinh phu hop bao dam an toan trong hoat dong cua ngan hang
Ảnh minh họa

Khi phân tích kỹ chủ thể liên quan chính sách này nổi lên DN BĐS có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì DN này vẫn dựa vào dòng vốn hệ thống ngân hàng khá nhiều mà đặc biệt nhu cầu vốn của họ đa phần là vốn trung, dài hạn. Cho nên nếu giảm quá nhanh tác động đến các dự án, thị trường bất động sản. Ông nghĩ đó cũng là một trong những lý do, NHNN đã chọn phương án giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức 30% theo lộ trình 3 năm và điều chỉnh giảm dần 3% theo từng mốc thời gian.

Theo TS. Bùi Quang Tín, đây là mức điều chỉnh tương đối nhẹ nhàng, phù hợp. Thực tế, trong hệ thống ngân hàng cũng có nhiều ngân hàng đưa tỷ lệ này xuống dưới 40% chỉ còn 30 - 35% nhưng cũng có ngân hàng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vẫn hơn 40%. Nếu NHNN yêu cầu giảm nhanh, giảm gấp mà các ngân hàng đang vướng nhiều hợp đồng cấp tín dụng đã ký với khách hàng tức là đã sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn khiến cho họ khó xoay xở.

Lúc đó, để tránh không vi phạm quy định ngân hàng chỉ có cách là giảm đầu ra hoặc tăng đầu vào. Ở phía đầu ra các ngân hàng phải giảm nhanh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống hoặc là giảm cho vay trung, dài hạn. Cách này hơi khó vì ngân hàng đã trót ký hợp đồng, cam kết giải ngân với khách hàng rồi. Còn phía đầu vào, ngân hàng phải tăng huy động vốn ngắn hạn hoặc là tăng hút vốn trung, dài hạn. Trong tình huống này sẽ có nhiều ngân hàng tham gia cuộc đua huy động vốn và đẩy lãi suất trên thị trường lên khiến cho diễn biến thị trường lãi suất đi theo chiều hướng xấu.

TS. Bùi Quang Tín cho rằng, các quyết định điều chỉnh lãi suất của NHNN trong năm 2019 đều rất hợp lý và chủ động theo xu hướng thị trường. Không như NHTW các nước trên thế giới giảm lãi suất khá mạnh như FED 3 lần giảm lãi suất, NHTW châu Âu còn duy trì lãi suất âm… Ở Việt Nam, NHNN cũng thực hiện giảm lãi suất nhưng ở mức vừa phải phù hợp với điều kiện diễn biến của thị trường chứ không giảm mạnh theo xu hướng chung.

Ông cho biết thêm, mỗi quyết định điều chỉnh NHNN đã phải cân đong đo đếm để làm sao nếu như thị trường tài chính, tiền tệ có biến động tiêu cực thì vẫn chủ động kiểm soát được tình hình và có giải pháp xử lý kịp thời chứ không để tác động mạnh, gây bất ổn đến thị trường tài chính ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm