Thế nào là doanh nghiệp Nhà nước: Dễ mà không dễ trả lời

Cập nhật: 09:26 | 28/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nghị quyết 12 xác định quan điểm, DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối”. Câu hỏi phải làm rõ là tỷ lệ nào thì được coi là chi phối, để từ đó xác định rõ quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước và của cổ đông khác theo Luật Doanh nghiệp.

the nao la doanh nghiep nha nuoc de ma khong de tra loi Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Chậm dần đều!
the nao la doanh nghiep nha nuoc de ma khong de tra loi Cổ phần hóa doanh nghiệp đang rất lề mề?
the nao la doanh nghiep nha nuoc de ma khong de tra loi Đấu thầu qua mạng tại các DNNN: Nơi rầm rộ, nơi im vắng

Lại bàn khái niệm

Không phải ngẫu nhiên, khái niệm doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được Ban soạn thảo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đưa ra bàn lại.

Ông Phan Đức Hiếu, thành viên Ban soạn thảo cho rằng, những lấn cấn, chưa rõ ràng trong khái niệm DNNN đang làm khó cho cả mục tiêu quản lý nhóm doanh nghiệp này cũng như nâng cao hiệu quả quản trị cho khu vực này.

the nao la doanh nghiep nha nuoc de ma khong de tra loi
Ông Phan Đức Hiếu, thành viên Ban soạn thảo Dự thảo Luật sửa đổi

“Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi khái niệm DNNN, trước hết là theo yêu cầu tại Nghị quyết 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN (Nghị quyết 12) trong đó mục tiêu quan trọng nhất là phải làm rõ doanh nghiệp nào được gọi là DNNN, để từ đó có mô hình quản lý, quản trị phù hợp, tránh tình trạng áp đặt, cứ có vốn Nhà nước là bị quản lý như DNNN giai đoạn trước”, ông Hiếu nói.

Theo quy định hiện hành, DNNN là do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nghị quyết 12 xác định quan điểm, DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối”. Câu hỏi phải làm rõ là tỷ lệ nào thì được coi là chi phối, để từ đó xác định rõ quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước và của cổ đông khác theo Luật Doanh nghiệp.

“Thực tế phải cân nhắc là nếu tỷ lệ quá cao, sẽ tạo tâm lý không an tâm với nhà đầu tư tư nhân khi tham gia đầu tư vào DNNN. Tuy nhiên, nếu quá thấp sẽ có thể ảnh hưởng đến yêu cầu giám sát khu vực này, nhất là trong những ngành, lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước”, ông Hiếu thẳng thắn.

Một số khái niệm doanh nghiệp Nhà nước

Theo Điều 17.1, Hiệp định CPTPP: “Doanh nghiệp Nhà nước là một doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào hoạt động thương mại, trong đó một bên (Nhà nước): Trực tiếp sở hữu hơn 50% vốn cổ phần; Kiểm soát trên 50% quyền biểu quyết không thông qua lợi ích chủ sở hữu; Giữ quyền chỉ định đa số thành viên Ban quản trị hoặc bất kỳ bộ máy quản lý tương đương khác”.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp Nhà nước là do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.

Dự thảo mới nhất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp chọn phương án, DNNN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Khái niệm này phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 12, cơ bản bao quát được các nội dung kiểm soát doanh nghiệp trong thực tiễn của Việt Nam, đặc biệt là chi phối được việc bổ nhiệm các chức danh quản lý của công ty cũng như nội dung của điều lệ công ty. Vì ngay Điều 144, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các vấn đề phải có ít nhất 65% cổ phần biểu quyết tán thành, không có vấn đề liên quan đến công tác nhân sự.

“Về mặt pháp lý, khái niệm này sẽ dễ xác định được loại doanh nghiệp được gọi là DNNN, phân định rõ cổ đông Nhà nước và cổ đông khác. Khái niệm này cũng phù hợp với một số nghị định của Chính phủ về quản lý cán bộ, lao động, tiền lương tại các công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ”, ông Hiếu phân tích.

Với khái niệm này, phạm vi, số lượng doanh nghiệp làDNNNc hẹp hơn so với số doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát trên thực tế.

the nao la doanh nghiep nha nuoc de ma khong de tra loi

Khi nào doanh nghiệp mới là doanh nghiệp Nhà nước?

Hiện, đang có 2 phương án được đưa ra bàn luận.

Một là, coi doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 35% vốn điều lệ là DNNN. Trong phương án này, quyền chi phối của Nhà nước rất lớn, từ quyền biểu quyết, phủ quyết… Nhưng chính các quyền này tạo nên mối lo bị Nhà nước kiểm soát, gây khó cho quản trị doanh nghiệp, có thể tác động không tốt tới tiến trình cơ cấu lại DNNN. Thực tế cổ phần hóa giai đoạn vừa qua cho thấy, doanh nghiệp nào có phương án giảm tỷ lệ vốn nhà nước xuống dưới 50% vốn điều lệ thường dễ thu hút đầu tư bên ngoài hơn, từ đó thúc đẩy quản trị doanh nghiệp theo hướng hiệu quả đúng như mục tiêu.

Hai là, bên cạnh doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty cổ phần, công ty TNHH do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng cổ phần phổ thông đã phát hành; doanh nghiệp mà Nhà nước có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc, Tổng Giám đốc, hoặc Nhà nước có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ thì đều coi là DNNN.

Phương án này bao quát được các nội dung chi phối hay kiểm soát DNNN, thậm chí có thể giải quyết được một số vướng mắc phát sinh sau cổ phần hóa. Tuy vậy, rất khó để xác định chính xác doanh nghiệp nào là DNNN nếu như không áp dụng tiêu chí gắn với tỷ lệ cổ phần Nhà nước.

the nao la doanh nghiep nha nuoc de ma khong de tra loi

Một vài thông số của doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam thời gian qua Nếu như vào những năm 1990, cả nước có khoảng 12.000 DNNN, thì đến thời điểm cuối tháng 11/2018 số lượng này chỉ còn 500 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở 11 bộ, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Dự kiến đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng hơn 100 DNNN.

Hiện nay, DNNN luôn được coi là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước. Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới và tái cơ cấu DNNN được xác định là một trong những trụ cột chính. Nhiệm vụ này đã được Chính phủ cụ thế hóa bằng Đề án: “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”.

Thực hiện Đề án này bước đầu đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, từ năm 2016 đến hết tháng 10/2018, cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 136 DNNN, trong đó, đã tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp quy mô rất lớn như: Tập đoàn Cao su Việt Nam, các Tổng công ty Phát điện 3, Điện lực Dầu khí, Lọc Hóa dầu Bình Sơn… Theo đánh giá, sau khi cổ phần hóa số lượng cổ phiếu IPO của các doanh nghiệp này đều bán hết, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Về công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cũng từ năm 2016 đến tháng 10/2018, đã có các thương vụ lớn thoái vốn tại Tổng công ty Bia – Rượu – nước giải khát Sài Gòn, Công ty Cổ phần sữa Vinamilk… đã thu về gần 160.000 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần giá trị sổ sách.

Một số liệu cũ của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, trong năm 2017, cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 57 DNNN (gấp 1,03 lần so với con số 55 DNNN cổ phần hóa của năm 2016). Qua 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 19 DNNN (bằng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017), với tổng giá trị DN đạt gần 40,7 tỷ đồng, trong đó, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt gần 22,5 tỷ đồng, thu từ thoái vốn 5.598 tỷ đồng...

Một con số khác cũng được cho là gây bất ngờ tại buổi công bố Tổng điều tra kinh tế là số lượng DNNN diễn ra hồi tháng 09/2018 khi trong năm 2016, các khoản nộp thuế, phí của nhóm DNNN lại đạt cao nhất với 104 tỷ đồng/doanh nghiệp. Mức này được Tổng cục Thống kê đánh giá là cao hơn nhiều so với khối FDI chỉ 18 tỷ đồng/doanh nghiệp và ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trung bình là 1 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Tổng cục Thuế cho hay, con số nộp thuế của các DNNN lớn bởi các doanh nghiệp này ngoài khoản đóng góp từ sản xuất kinh doanh còn đóng góp cho ngân sách từ cổ tức và lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu ngân sách. Năm 2016 các khoản đóng góp từ cổ tức và lợi nhuận sau thuế cho ngân sách khoảng 67.000 tỷ đồng, năm 2017 là 65.000 tỷ đồng.

Đặc trưng của DNNN là hoạt động ổn định trong nhiều năm dù tăng trưởng không quá nhanh và cơ cấu, tỷ lệ đang giảm. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tuổi đời ngắn. Với khối này, phải mất khoảng 3 - 5 năm để có lãi, đóng góp vào ngân sách kể từ khi hoạt động.

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm