Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2018 tại Việt Nam đã đạt mức cao

Cập nhật: 18:24 | 30/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Sáng nay (30/5) tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Banking Việt Nam 2019 với chủ đề về tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt. Việc thực hiện trụ cột thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay cũng đã đạt được một số kết quả nội bật.  

thanh toan khong dung tien mat nam 2018 tai viet nam da dat muc cao

Người dùng mong muốn điều gì ở ví điện tử?

thanh toan khong dung tien mat nam 2018 tai viet nam da dat muc cao

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt – Vấn đề nằm ở văn hóa

thanh toan khong dung tien mat nam 2018 tai viet nam da dat muc cao

Lo ngại chi phí tốn kém và thủ tục phiền hà khi sử dụng ví điện tử

Hiện nay, Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018.

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán đang không ngừng hoàn thiện, xây dựng mới làm cơ sở cho phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đa dạng, tiện ích đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

thanh toan khong dung tien mat nam 2018 tai viet nam da dat muc cao
Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2018 tại Việt Nam đã đạt mức cao. Ảnh minh họa

Hạ tầng thanh toán quốc gia đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của nền kinh tế với giá trị xử lý trong năm 2018 gấp 13 lần GDP, hạ tầng thanh toán bán lẻ được kết nối liên thông với các ngân hàng, tổ chức tiền gửi thanh toán (TGTT), tích hợp thêm các dịch vụ mới, hỗ trợ đắc lực hầu hết các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như thương mại, giao thông, dịch vụ công...

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng, tổ chức TGTT tại Việt Nam đã ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm giảm chi phí, tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật cho sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt...); thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code); thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ (Tokenization); thanh toán phi tiếp xúc (contactless payment) tốc độ và tiện lợi...

Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển thanh toán điện tử trong giai đoạn tới cần chú ý tới xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng, lấy khách hàng làm trung tâm trở nên phổ biến và hành vi người tiêu dùng có sự thay đổi mạnh mẽ từ tương tác giới hạn trong môi trường off-line.

Bối cảnh mới này đòi hỏi các ngân hàng, tổ chức TGTT phải đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ 4.0 nhằm cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới; đẩy mạnh khai thác, phân tích dữ liệu thông minh để thấu hiểu khách hàng, qua đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tiện lợi, cá nhân hóa với giá cả hợp lý; tăng cường KYC khách hàng bằng công nghệ tiên tiến; bảo vệ bí mật khách hàng, ngăn ngừa tấn công mạng;…

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm