Tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 2/2020 của 5 tỉnh khu vực ĐBSCL thấp dưới 2%

Cập nhật: 09:43 | 24/03/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày 23/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm đánh giá tình hình thiệt hại và khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra tại 5 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang.    

tang truong tin dung den het thang 22020 cua 5 tinh khu vuc dbscl thap duoi 2

Bản tin bất động sản sáng ngày 24/3: Nhà đầu tư bất động sản tìm nơi trú ẩn

tang truong tin dung den het thang 22020 cua 5 tinh khu vuc dbscl thap duoi 2

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 24/3: MSB chính thức bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc

tang truong tin dung den het thang 22020 cua 5 tinh khu vuc dbscl thap duoi 2
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp trực tuyến.

Nội dung buổi họp chủ yếu xoay vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức từ ảnh hưởng chung của dịch COVID-19, cũng như khó khăn riêng của vùng là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện trở lại với mức độ ngày càng gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

Điều này cũng tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng ngân hàng khi tín dụng của cả vùng ĐBSCL những tháng đầu năm 2020 giảm 0,27% so với cuối năm 2019; dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng giảm 0,56%.

Tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 2/2020 của 5 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang thấp dưới 2%.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết NHNN yêu cầu các TCTD tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Đặc biệt, ngành ngân hàng đã tập trung triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, hỗ trợ phát triển các mặt hàng nông nghiệp: lúa gạo, thủy sản, rau quả... là thế mạnh của Vùng theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay, NHNN cũng có Văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và các tổ chức tín dụng; đồng thời cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân.

Ghi nhận những khó khăn mà các tỉnh đang gặp phải, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, việc giải quyết tình trạng này không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần nhiều giải pháp tổng thể, căn cơ, đồng bộ từ phía các bộ, ngành, địa phương trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Các chi nhánh, Phòng giao dịch ngân hàng cần chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Riêng đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội, ưu tiên đảm bảo nguồn vốn để cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định tại khu vực ĐBSCL.

Ngân hàng chủ động phối hợp với các bên liên quan trong triển khai các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn để đẩy mạnh giải ngân theo đúng tiến độ thi công, nhanh chóng đưa các công trình này vào sử dụng, đặc biệt là tại vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn.

Hoàng Hà