Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 5,64%

Cập nhật: 09:54 | 29/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Sáng ngày 29/6/2021, Tổng cục Thống kê đã công bố tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 trong đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) nửa đầu năm 2021 đạt 5,64% - cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

5234-gd
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Cơ Quan thống kê nhận định, dịch COVID-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42%, dù thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 2011-2021.

Trong khi đó, khu vực dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương để phòng chống dịch bệnh. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,48% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2011 - 2021.

Chỉ tính trong quý II/2021, GDP ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước - cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019 trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 5,67%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 24,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 22,76%.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ 3/6/2021, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra những dự báo về tình hình thực hiện một số chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2021.

Theo đó, kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.

Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm dự báo đạt gần 4 triệu tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31% so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (tăng 7,11%) và thấp hơn 1,39% so với mục tiêu tăng trưởng 6 tháng theo kịch bản cập nhật tại quý I/2021 (tăng 7,19%).

Vì sao số liệu về GDP lại “khá lạ” như vậy? Chi tiết xem thêm tại đây!

Về tình hình quốc tế, kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm 2021 được dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng còn nhiều rủi ro, thách thức, nhất là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19; tiêm chủng vắc-xin chưa đồng đều giữa các quốc gia và nền kinh tế; ảnh hưởng từ bất ổn thị trường tài chính quốc tế, an ninh, đối ngoại.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức; dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; năng lực nội tại của nền kinh tế thấp, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch COVID-19 là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định tới ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm 2021.

Sự kiện chứng khoán tâm điểm tuần từ ngày 12 - 16/4/2021

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan.vn thông tin về các sự kiện chứng khoán nổi bật tuần từ ...

Hóa giải nỗi lo tăng lãi suất

Nếu các chỉ số GDP, CPI diễn biến tích cực, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ tiếp tục giảm lãi ...

Chính sách tiền tệ thận trọng-nền tảng duy trì sự ổn định

Tăng trưởng GDP so với cùng kỳ sẽ đạt đỉnh trong quý II/2021 và sau đó sẽ bình thường hóa từ nửa cuối 2021, đạt ...

Quốc Trung T/H

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm