Tại sao các nhà khảo cổ vẫn e dè mở mộ Tần Thủy Hoàng? Hóa ra đây là lý do

Cập nhật: 08:35 | 18/09/2023 Theo dõi KTCK trên

Một hoàng đế khét tiếng hung bạo, ngay cả khi chết đi, ngôi mộ cũng được Tần Thủy Hoàng tính toán đến việc bị đào trộm. Ngày nay, các nhà khảo cổ học vẫn e dè khi khai quật lăng mộ, vậy lý do là gì?

Bí ẩn bên trong lăng mộ

Mất vào ngày 10 tháng 9 năm 210 trước Công nguyên (CN), hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa Tần Thủy Hoàng dù đã nằm trong lòng đất được hơn 2.000 năm nhưng vẫn tránh được mọi sự can thiệp phiền toái từ hậu nhân. Ngôi mộ được cho là nắm giữ mọi câu trả lời về những bí mật chưa có lời đáp của lịch sử, nhưng cho đến nay vẫn chưa có người hiện đại nào từng quan sát được bên trong nơi này, và điều đó không chỉ phụ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh mà còn về mặt khoa học.

Tần Thủy Hoàng sinh vào năm 259 trước CN, ghi danh vào lịch sử với công lao thống nhất Trung Hoa từ 6 nước chư hầu, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc. Khi chết, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Hoa. Điều đặc biệt, sử sách ghi lại, khi mới 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã nghĩ đến việc hậu sự cho mình. Dù rằng, cả một đời, ngoài việc thống nhất Trung Hoa, phát triển Trung Quốc lục địa, Tần Thủy Hoàng còn miệt mài tìm phương thuốc trường sinh bất tử. Tuy nhiên, thuốc trường sinh không thấy, và khu lăng mộ để yên nghỉ cũng chỉ xong sau khi ông đã mất 2 năm. Sử sách cũng ghi lại, Tần Thủy Hoàng đã nuốt thủy ngân hòng trường sinh, nhưng, chính vì những đam mê lầm lối khiến ông phải ra đi ở tuổi 49.

Tại sao các nhà khảo cổ vẫn e dè mở mộ Tần Thủy Hoàng? Hóa ra đây là lý do
Chân dung Tần Thuỷ Hoàng được khắc hoạ trên điện ảnh

Nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho “cuộc sống” sau khi chết. Người Trung Hoa cổ đại, cũng như nhiều nền văn hóa khác, bao gồm cả người Ai Cập, đều cho rằng những vật dụng, thậm chí cả người bị chôn cùng với người chết sẽ theo người đó xuống chốn tuyền đài. Tuy nhiên, thay vì chôn theo các đội quân, cung nữ, thái giám, hoàng đế họ Tần quyết định dùng tượng đất sét thay thế.

Vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần Tây An đã ngạc nhiên khi tìm thấy một trong những phát hiện chấn động nhất trong lịch sử khảo cổ. Sau tượng binh sĩ bằng đất với kích thước như người thật đầu tiên, họ khám phá ra một đội quân với hàng ngàn tượng khác, với mỗi tượng mang đặc điểm riêng, từ quần áo, tóc tai và nét mặt. Trong gần 4 thập niên, các nhà khảo cổ học làm việc liên tục tại nơi này. Cho đến nay, họ tìm được khoảng 2.000 tượng binh sĩ, nhưng giới chuyên gia ước tính phải có hơn 8.000 tượng tổng cộng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chạm đến ngôi mộ trung tâm, nơi có cung điện chứa xác Tần Thủy Hoàng. Theo các chuyên gia, việc chưa tiếp cận được khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng không chỉ liên quan đến yếu tố tâm linh, mà còn phụ thuộc lớn vào khoa học kỹ thuật. Bởi, đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào để có thể tiếp cận được với khu lăng một một cách an toàn.

Các sử gia thời xưa từng ghi chép Tần Thủy Hoàng tạo ra một vương quốc và cung điện dưới lòng đất, với vòm lăng mộ bắt chước bầu trời đêm, và ngọc trai làm tinh tú. Hiện tượng cung nữ vẫn chưa được tìm thấy, dù các chuyên gia cho rằng chúng nằm đâu đó trong lăng. Và mộ Tần Thủy Hoàng được cho là bao quanh bởi những dòng sông thủy ngân lỏng, được người thời xưa tin rằng có thể nắm giữ sự bất tử. Cũng có báo cáo cho rằng hoàng đế chết vì nuốt thủy ngân với hy vọng trường sinh, khiến họ Tần qua đời khi mới 39 tuổi, để lại vương quốc rộng lớn cho con cái hủy hoại. Cũng chính vì nghi ngờ trên mà các nhà khảo cổ học ngại ngần chưa dám động đến phần trung tâm của lăng, và cân nhắc những thiệt hại có thể khi xâm nhập vào địa phận của hoàng đế cổ xưa.

Sẽ còn nhiều bí ẩn đang chờ các nhà khoa học khám phá bởi cho đến nay, khu vực khai quật mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay, phần mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật. Vậy trong phần mộ của vị vua đầu tiên của nhà Tần có những gì? Đây luôn là câu hỏi thu hút sự tò mò của công chúng không chỉ ở Trung Quốc. Nếu huyền sử là đúng, và đáng ngạc nhiên là tất cả những bằng chứng thực tế dường như đang chứng tỏ điều ấy, lăng mộ Tần Thủy Hoàng chôn giấu một kho báu và đồ trang trí lớn hơn bất kỳ lăng mộ vua chúa nào trong lịch sử thời cổ đại.

Tại sao các nhà khảo cổ vẫn e dè mở mộ Tần Thủy Hoàng? Hóa ra đây là lý do
Các nhà khảo cổ đang khai quật những bức tượng đất sét được chôn theo Tần Thuỷ Hoàng.

700.000 người được huy động vào xây dựng lăng tẩm?

Tư Mã Thiên đã miêu tả trong Sử ký Tư Mã Thiên rằng, 700.000 người đã được huy động đào hầm ngầm xuyên dưới ba con sông. Khu hầm mộ được lát toàn bộ bằng đồng. Các nghệ nhân đã tạo ra một bản đồ cương vực nhà Tần trên mặt đất, trang trí trần với đồ châu báu biểu thị bầu trời và các vì tinh tú, tạo ra sông và biển bằng thủy ngân (được xem là sức mạnh bảo tồn sự sống thời đó). Thậm chí dân gian còn thêu dệt một loại máy đặc biệt đã được tạo ra nhằm giúp dòng sông thủy ngân luôn chảy. Tần Thủy Hoàng có nhiều quyền lực và của cải, nhưng liệu có đủ để thực hiện một công trình như mô tả? Chỉ riêng số quặng thủy ngân dùng để tạo nên sông và biẻn cũng lên tới hàng chục ngàn tấn. Song vì mộ vua Tần chưa bao giờ được khai quật, chúng ta không thể biết chắc chắn những điều Tư Mã Thiên mô tả đúng đến đâu.

Nhưng nay, nhờ công nghệ hiện đại, ít nhất người ta cũng có thể dự đoán khá chính xác. Các tài liệu viết về lăng mộ Tần Thủy Hoàng thường nói tới những hệ thống bẫy rắc rối và bí ẩn có thể làm bị thương hoặc lấy mạng bất cứ ai dám xâm nhập vào đây. Nhưng lý do chính xác hơn là các nhà khảo cổ chưa đủ tự tin với công nghệ hiện tại do e ngại có thể làm hỏng những đồ vật chắc chắn là cực kỳ quí báu về mặt học thuật. Bởi những đồn đại về sự bí ẩn của lăng mộ Tần vương cũng tương tự những huyền hoặc xung quanh lăng mộ Tutankhamun ở Ai Cập trước khi các nhà khảo cổ khai quật.

Tuy nhiên, vẫn có cách để nhìn thấy hình dạng mộ vua Tần. Năm 2005, một nhóm nhà khảo cổ học Trung Quốc đã sử dụng một loại radar xuyên đất, dựa vào những phản hồi vật chất để dựng lên hình dạng của ngôi mộ. Đó là một khối hình kim tự tháp, mái bằng với chiều ngang bằng chiều ngang đường pitch của sân bóng đá. Trong nỗ lực kiểm chứng câu chuyện của Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân, 4.000 vật thể có phản ứng với radar đã được đưa vào phân tích nhằm tìm dấu hiệu hơi thủy ngân, được cho là có thể bay qua các khe nứt mạch đất trong thời gian suốt 20 thế kỷ. Thật đáng ngạc nhiên, các kết quả xét nghiệm đã khẳng định có dấu hiệu của thủy ngân, nhất là khu vực nấm mộ! Mọi bằng chứng đều hướng tới nhận định có một dòng sông thủy ngân chảy quanh mộ Tần Thủy Hoàng, thậm chí là xung quanh tấm bản đồ nhà Tần.

Tại sao các nhà khảo cổ vẫn e dè mở mộ Tần Thủy Hoàng? Hóa ra đây là lý do
Các nhà khảo cổ đang khai quật những bức tượng đất sét được chôn theo Tần Thuỷ Hoàng.

Các tác phẩm văn chương cổ xưa Trung Quốc cũng ghi chép lại rằng, Tần Thủy Hoàng tạo ra vương quốc dưới lòng đất có cung điện, lấy trần nhà mô phỏng bầu trời đêm được trang trí ngọc trai làm sao, đầy thê thiếp đất nung. Đặc biệt, các tác phẩm cổ xưa cũng cho rằng, Tần Thủy Hoàng có các con sông thủy ngân lỏng bao quanh. Vì theo người Trung Hoa cổ đại, sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử. Cũng do bị bao quanh bởi các con sông thủy ngân nên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể chạm tới ngôi mộ có chứa thi thể của Tần Thủy Hoàng được, dù công nghệ khai quật tiên tiến hơn nhiều.

Dù có nhiều bằng chứng khẳng định những đồn đại xung quanh lăng mộ vua Tần là đúng, có lý do quan trọng hơn về việc vì sao khu chôn cất vua Tần có thể nằm im mãi mãi, có hàng trăm ngàn người liên quan đến việc xây cất mộ vua Tần nhưng lại có rất ít chi tiết được công chúng biết đến? Người ta cho rằng Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh giết hết những người tham gia xây dựng công trình, thậm chí là chôn sống ngay trong lòng núi. Những linh hồn oan khiên ấy hoàn toàn có quyền được yên nghỉ vĩnh hằng.

Làm việc này tưởng nghịch lý nhưng lại khiến chuyện “vợ chồng” trở nên nồng ấm hơn

Theo kết luận từ những cuộc nghiên cứu xã hội, các nhà khoa học đã đưa ra một bí mật rất bất ngờ, tưởng nghịch ...

Lý giải vì sao tình yêu đồng tính thường không bền lâu

Với nhiều người, tình yêu của những người đồng tính thường khó bền vì đó là những mối quan hệ chỉ nhằm thoả mãn các ...

Biết được bí mật này, đời sống gối chăn của vợ chồng bạn sẽ trở nên tuyệt vời hơn

Tuyệt chiêu đề có mối quan hệ vợ chồng ngày một mặn nồng là một trong những vấn đề đóng vai trò quan trọng mà ...

Phương Nga

Tin liên quan