Sự khác biệt trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu 2019 của Đà Nẵng và Thái Bình

Cập nhật: 10:38 | 13/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Báo cáo tại kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng vừa qua, UBND thành phố cho hay, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2019 ước tăng 6,21%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 (7,24%) trong đó, dịch vụ tăng 7,69%; công nghiệp - xây dựng tăng 4,94%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,9% và thuế sản phẩm tăng 2,31%...

su khac biet trong buc tranh kinh te 6 thang dau 2019 cua da nang va thai binh Quản lý thị trường xử lý gần 40.000 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm
su khac biet trong buc tranh kinh te 6 thang dau 2019 cua da nang va thai binh Khởi tố 937 vụ án 6 tháng đầu năm 2019
su khac biet trong buc tranh kinh te 6 thang dau 2019 cua da nang va thai binh Cập nhật: Nhóm ngành tuyển dụng nào hót nhất TP. HCM 6 tháng đầu năm

Về giải ngân vốn, theo ông Sơn, 6 tháng đầu năm 2019, TP. Đà Nẵng đã đầu tư 7.000 tỷ đồng cho môi trường, 3.000 tỷ đồng cho y tế, 2.895 tỷ đồng cho giáo dục và 3.000 tỷ đồng cho văn hóa - thể thao.

Tăng trưởng không như kỳ vọng tại Đà Nẵng

Ông Trần Phước Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng thừa nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt thấp so với kế hoạch.

Theo ông Sơn, các ngành giảm hoặc tăng trưởng chậm chiếm tỉ trọng lớn nằm trong cơ cấu ngành công nghiệp (gần 57%) trong đó, các ngành sản xuất chủ lực như sản xuất sắt, thép giảm 35,7%, chủ yếu do 2 nhà máy Dana - Ý, Dana - Úc dừng hoạt động; dệt giảm 29,1% do CTCP Vinatex quốc tế tại Đà Nẵng dừng hoạt động phân xưởng dệt vải; sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe giảm 20,4%... Hàng loạt ngành khác như điện tử, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất cũng giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước.

su khac biet trong buc tranh kinh te 6 thang dau 2019 cua da nang va thai binh

Khu đô thị quốc tế Đa Phước được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế TP. Đà Nẵng
nhưng lại đang bị ách tắc

Về nguyên nhân chủ quan, theo ông Sơn, do TP. Đà Nẵng đang định hướng phát triển theo chiều sâu, mang tính bền vững theo Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị cùng với các chủ trương của Thành ủy, HĐND…trong đó, lãnh đạo thành phố đã rà yêu cầu soát điều chỉnh quy hoạch một số khu vực ven sông, ven biển và rà soát, khắc phục những bất cập; tạm dừng sản xuất đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Hàng loạt dự án bị kẹt

Ông Lê Xuân Hòa, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Đà Nẵng, cho biết tính đến nay, thành phố đã thực hiện xong 3/5 nội dung của Kết luận 2852; thu 44% tiền về ngân sách, điều chỉnh 153/978 trường hợp tương tự về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Còn theo ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng, nhiều dự án của thành phố đang bị ách lại bởi nằm trong quá trình điều tra, thanh tra của Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ, gồm: Các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước, khu đất nhà hàng và bến du thuyền khu vực phía Nam cảng sông Hàn.

Nói thêm về vấn đề này, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế của Đà Nẵng là tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng chưa tới 5%, chỉ số phát triển công nghiệp chỉ 4% (dự kiến là 7,2%).

Về giải pháp, ông Trần Phước Sơn cho rằng, thành phố và các sở - ngành cần tập trung rà soát chủ trương để điều chỉnh, khắc phục những bất cập hiện tại nhưng phải nhất quán với mục tiêu phát triển bền vững trong đó, thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp; rà soát quỹ đất ở các khu công nghiệp để thu hồi, tạo quỹ đất bố trí cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất…

Ông Sơn cũng đề ra các giải pháp như chú trọng tăng trưởng ngành dịch vụ du lịch; chống thất thu thuế...; đề nghị Sở Xây dựng, Văn phòng Đăng ký đất đai các quận, huyện ưu tiên rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đất đai, giấy phép xây dựng để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, cá nhân triển khai dự án và các công trình nhà ở vì đây là nguồn lực đóng góp trực tiếp vào giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng.

Thái Bình tăng trưởng ấn tượng

Khác với Đã Nẵng, dù vẫn còn nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm song, theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Bình tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2016 - 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 26.667 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ 2018. Tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh ước đạt 72.525 tỷ đồng, tăng 13,8% trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 13.754,3 tỷ đồng, giảm 2,38%; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt 45.073 tỷ đồng, tăng 22,4%; dịch vụ ước đạt 13.698 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

su khac biet trong buc tranh kinh te 6 thang dau 2019 cua da nang va thai binh

Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện 9.794 tỷ đồng, đạt 74,1% dự toán; tổng thu ngân sách địa phương là 3.304,9 tỷ đồng, đạt 52,4% dự toán.

Đến nay, toàn tỉnh có 245 xã (đạt 93,15%) và 1 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Ở lĩnh vực đầu tư, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh có 68 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm 9.483,45 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đăng ký mới đạt 7.520,35 tỷ đồng, tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 tiếp tục được cải thiện, tăng 2 bậc so với năm 2018. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; các chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công và các đối tượng chính sách được quan tâm thực hiện. Chất lượng sự nghiệp y tế, giáo dục chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, tuyên truyền cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng - an ninh được thực hiện tốt.

Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh cũng đề cập nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cả năm 2019.

Một điểm đáng chú ý là kỳ họp HĐND tỉnh Thái Bình lần này là “kỳ họp không giấy” đầu tiên được tỉnh Thái Bình thực hiện.

Theo đó, với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phục vụ tổ chức và điều hành tại kỳ họp, mỗi đại biểu tham dự kỳ họp được cấp một máy tính bảng, tài khoản mạng riêng và dùng tài khoản đó để truy cập tài liệu phục vụ kỳ họp.

Quân Vương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm