Startup mỹ phẩm của Hồ Ngọc Hà: Doanh thu 9 tháng đầu năm 2019 đạt 40 tỷ

Cập nhật: 15:40 | 22/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trên vai trò Giám đốc sáng tạo, Hồ Ngọc Hà chia sẻ công tác cho ra đời một dòng sản phẩm thường phải "đánh" theo mùa, bởi người tiêu dùng Việt Nam không giống phương Tây, họ chưa hiểu chính xác make-up là gì mà chỉ đơn giản dừng lại ở mục đích chăm sóc da.

startup my pham cua ho ngoc ha doanh thu 9 thang dau nam 2019 dat 40 ty

CEO VinaCapital: “Sáng tạo trong khởi nghiệp nhưng startup Việt Nam lại thiếu môi trường để thực tiễn”

startup my pham cua ho ngoc ha doanh thu 9 thang dau nam 2019 dat 40 ty

CEO Lê Hoàng Uyên Vy và những đam mê với thương mại điện tử

startup my pham cua ho ngoc ha doanh thu 9 thang dau nam 2019 dat 40 ty

CEO GoStream: Hành trình khởi nghiệp đầy khó khăn của chàng sinh viên Bách Khoa

Startup mỹ phẩm của Hồ Ngọc Hà đạt 30 tỷ doanh thu, mục tiêu tăng gấp đôi trong năm 2019

Sau 1 năm hoạt động, startup M.O.I Cosmetics của hai nhà sáng lập – ca sĩ Hồ Ngọc Hà và Lâm Thành Kim – ghi nhận doanh thu 30 tỷ đồng. Với định hướng tạo ra một thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam, năm 2018 M.O.I đã ra mắt 2 dòng sản phẩm và tiêu thụ được khoảng 300.000 sản phẩm.

Với số vốn hơn 10 tỷ đồng đầu tư ban đầu - chỉ đủ để đặt hàng, đến nay M.O.I tiết lộ đã nhận được lời mời đầu tư từ nhiều đơn vị, bao gồm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, người sáng lập không vội vã nhận lời mà sẽ cân nhắc, mong muốn sau cùng lựa chọn được người đồng hành không chỉ có vốn, mà còn phải có tầm hiểu biết thị trường mỹ phẩm cũng như chiến lược để thúc đẩy thương hiệu phát triển.

startup my pham cua ho ngoc ha doanh thu 9 thang dau nam 2019 dat 40 ty
Ảnh minh họa

Định hướng cho năm 2019, thương hiệu sẽ tiếp tục tung ra nhiều dòng sản phẩm mới, hướng đến việc hoàn thiện bộ trang điểm cho người Việt. Trên vai trò Giám đốc sáng tạo, Hồ Ngọc Hà chia sẻ công tác cho ra đời một dòng sản phẩm thường phải "đánh" theo mùa, bởi người tiêu dùng Việt Nam không giống phương Tây, họ chưa hiểu chính xác make-up là gì mà chỉ đơn giản dừng lại ở mục đích chăm sóc da. Một khó khăn khác mà người sáng tạo luôn đối mặt chính là định hướng sản phẩm sao cho phù hợp với từng khách hàng, vì thực tế thường không như mình mong muốn, mình nghĩ màu son đó đẹp nhưng chưa chắc lên môi sẽ đẹp hay sẽ được nhiều người đón nhận.

Chưa dừng lại, chu kỳ một dòng mỹ phẩm tại Việt Nam hiện nay đạt từ 6 tháng đến 1 năm, đây cũng là khoảng thời gian M.O.I dự kiến nghiên cứu, thực hiện và tung ra sản phẩm mới của mình, nhằm bắt kịp xu hướng thời trang khách hàng song song cập nhật được công nghệ mới nhất từ phía nhà máy.

Trong đó, dòng sản phẩm thứ ba – son thỏi – vừa được M.O.I tung ra thị trường. Cộng hưởng với 2 dòng sản phẩm hiện tại, startup 1 năm tuổi này đặt kỳ vọng doanh thu năm 2019 sẽ tăng gấp đôi lên 60 tỷ đồng. Lâm Thành Kim – CEO M.O.I – phân trần: "Thực tế thì mức tăng trưởng 100% là khá cao, bởi một startup mới thành lập thì tỷ lệ tăng doanh thu thường chỉ dừng lại ở vài chục phần trăm. Đây cũng là một áp lực cho startup năm tiếp theo".

Theo dữ liệu, công ty M.O.I Cosmetics được đăng ký thành lập ngày 25/10/2017 với ngành nghề chính là "Bán buôn nước hoa, mỹ phẩm...". Doanh nghiệp có vốn điều lệ 6,8 tỷ đồng với 2 thành viên góp vốn là ca sĩ Hồ Ngọc Hà nắm 55% và CEO Lâm Thành Kim sở hữu 45%.

Mặc dù đạt được mức doanh thu ngoài kỳ vọng cho năm đầu tiên hoạt động, M.O.I đã phải đối mặt với ý kiến trái chiều từ thị trường. Nhớ lại, năm 2018 thương hiệu từng dính phải thông tin "có chất gây ung thư" chỉ vài tiếng ngay sau khi ra mắt sản phẩm, Lâm Thành Kim phân trần bản thân chọn cách im lặng. Bởi lẽ, đây thực chất là luồng thông tin không có căn cứ, "không thể thời gian ngắn (từ lúc ra sản phẩm đến lúc có thông tin bất lợi) mà có thể nghiên cứu, phân tích được các thành phẩm trong một mỹ phẩm, và đưa đến kết luận", Lâm Thành Kim nhấn mạnh.

Ngược lại, trong 3 năm đầu lấy việc tạo dựng thương hiệu là kim chỉ nam, hai nhà sáng lập cho biết rất chú trọng đến việc đầu tư, tức kiếm về nhiều tiền nhưng chấp nhận tiêu nhiều. Tương lai xa, M.O.I kỳ vọng sẽ mang được sản phẩm, thương hiệu Việt Nam ra thế giới, hướng tới xu hướng tiêu dùng toàn cầu mang tính tốt cho sức khoẻ.

Về hệ thống bán hàng, hiện kênh online vẫn đóng vai trò chủ lực và bắt đầu phát triển kênh offline.

Hãng son Hồ Ngọc Hà đạt 40 tỷ doanh thu sau 9 tháng

Trong một nền kinh tế phát triển với thu nhập bình quân đầu người gia tăng, nhu cầu chăm sóc, hoàn thiện bản thân của con người cũng được nâng cấp tương ứng. Chúng ta đã nghe nhiều về nền công nghiệp làm đẹp tỷ USD tại Hàn Quốc, Nhật Bản… nơi các thương hiệu mỹ phẩm đổ bộ để khai thác nhu cầu cực lớn và ngày càng đa dạng, đa phong cách. Tại Việt Nam, cuộc cách mạng ấy đang bắt đầu trỗi dậy, giới quan sát ghi nhận, thị trường mỹ phẩm nước ta đạt giá trị 2,35 tỷ USD trong năm 2018.

Chưa kể, với sự phát triển của mạng lưới Internet, sắp tới là cách mạng 4.0, đang hỗ trợ khách hàng bắt kịp xu hướng làm đẹp từ thế giới một cách nhanh chóng.

Thực hiện một phép so sánh, nếu ngày xưa một "mốt" mới trên thế giới muốn về đến cộng đồng Việt Nam phải thông qua tạp chí (định kỳ hàng tháng), hoặc giới nghệ sĩ tự thân mang về trong những show trình diễn - điều này mất đâu đó khoảng vài tháng, thậm chí cả năm. Thì ngày nay, sự phổ biến của mạng xã hội đã rút ngắn thời gian, chỉ còn gói gọn trong vài ngày, thậm chí vài giờ, vài phút.

Điều này thúc đẩy thị trường tăng trưởng, chưa kể, một khi hạ tầng giao thông phát triển (tàu điện ngầm) thì nhu cầu trang điểm mỗi ngày của người Việt sẽ gia tăng, tương tự các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thực tế, tiềm năng này lại đang được khai thác bởi các thương hiệu ngoại (gần 90% thị trường), với lợi thế có nền tảng tồn tại rất lâu, bề dày kinh nghiệm và đặc biệt là mang một tiêu chuẩn chất lượng khá tốt. Mạnh vốn và kênh phân phối toàn cầu, tay chơi ngoại còn "ăn đứt" đối thủ ở khâu marketing, nhận dạng thương hiệu.

Mặc dù vậy, không phải chiến lược marketing mạnh sẽ chiến thắng, vì "insight" thực sự của khách hàng phải chính người Việt mới hiểu được, đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Từng manh nha ý tưởng sau khi nghe được tâm sự của nhiều bạn trẻ muốn có một thương hiệu mỹ phẩm thực sự phù hợp với làn da cũng như khí hậu Việt Nam, sau đó kết hợp và sử dụng hình ảnh Hồ Ngọc Hà để ra mắt M.O.I Comestic, CEO Lâm Thành Kim đúc kết: "Thương hiệu nội địa nếu quá dễ dãi với tiêu chuẩn sản phẩm sẽ không có vị thế, thậm chí không tồn tại được trên thị trường khi sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu quá lớn".

Xuất thân trong ngành truyền thông, tiếp xúc với người tiêu dùng nhiều, M.O.I Comestic do đó hiểu được "insight" của khách hàng. "Điều này đến nay nhiều hãng ngoại có thể chưa làm được, vì có những vấn đề chỉ nhận định được bề ngoài, nhưng càng đi sâu thì chưa chắc đúng với cái nhìn ban đầu", đại diện M.O.I Comestic chia sẻ. Đơn cử, bán hàng online thì hình ảnh phải thể hiện tính thực tế cao, vì tâm lý người Việt thấy một hình ảnh quá đẹp, chỉnh chu sẽ đa nghi.

Song, hãng sống sót đến nay theo CEO là một điều may mắn, và đó là kết quả của quá trình vừa làm vừa cải tiến thay đổi, bởi nhất nhất như ban đầu sẽ không thành công: "Nếu bạn không đổi mới mỗi ngày thì hôm nay bạn khác biệt, ngay ngày mai đã có hàng ngàn người giống bạn!".

Khởi điểm tương tự Kylie Jenner (startup mỹ phẩm tận dụng sức mạnh của mạng xã hội và hình ảnh cá nhân), M.O.I ra mắt dòng son Hongocha’s Secret, sau đó cải tiến lên bộ trang điểm cơ bản phấn và má hồng với câu chuyện Love Story (M.O.I đã ra mắt 4 dòng sản phẩm).

Không phủ nhận mối quan hệ là mấu chốt làm nên sự thành công của hãng, nhưng M.O.I vẫn phải cân bằng giữa tính cảm xúc và kinh doanh để tồn tại. Sau một vài dự án chưa đạt như mong đợi trước đó, CEO Lâm Thành Kim phân trần đến nay rút ra được bài học phải thực tế, tức hiểu đúng khách hàng muốn gì và chú tâm đáp ứng.

Trong lần ra mắt mới, M.O.I kết hợp hình ảnh Hương Giang Idol để truyền tải 7 cá tính đến người tiêu dùng, trải dài cho phân khúc mục tiêu 16-40 tuổi. Không dừng lại ở hình ảnh người nổi tiếng, sản phẩm chỉ thành công khi có một thông điệp truyền tải để khách hàng có thể tìm thấy một cá tính, hình ảnh mong muốn.

"Thời buổi công nghệ phát triển thì tất cả sản phẩm đều phải tốt, nếu không sẽ bị đào thải", đại diện hãng nhấn mạnh, thành công chăng là câu chuyện người bán "thổi" được vào sản phẩm, bởi xu thế hiện này là làm đẹp trên nền tảng của chính mình chứ không còn để trở thành một người khác.

Chia sẻ thêm về M.O.I Comestic, tính đến nay doanh thu hãng đâu đó đạt hơn 40 tỷ đồng, tức còn 1/3 chặng đường để hoàn thành mục tiêu tăng gấp đôi doanh số sau hơn 1 năm hoạt động.

Quý cuối năm theo đó sẽ là giai đoạn tăng tốc, hiện hãng đã tạo được sản phẩm cơ bản là son môi với 2 dòng được đón nhận bởi thi trường, do đó dự kiến tháng 11 - 12 sẽ ra mắt dòng sản phẩm trang điểm khác kết hợp với những tác dụng khác như chống nắng, dưỡng trắng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt.

Hiện, M.O.I vẫn chọn đặt sản xuất bên ngoài, cụ thể đặt nhà máy ở Hàn Quốc với lợi thế về công nghệ, đồng thời tiết kiệm được thời gian chi phí vận chuyển, thử nghiệm…

Hoài Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm