CEO GoStream: Hành trình khởi nghiệp đầy khó khăn của chàng sinh viên Bách Khoa

Cập nhật: 10:08 | 21/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nghiêm Tiến Viễn, đồng sáng lập kiêm CEO Công ty cổ phần công nghệ GoStream - công cụ Live Stream giúp hỗ trợ cho công việc kinh doanh Online hiệu quả hơn vừa hoàn thành vòng gọi vốn thành công tại Zone Startups Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, GoStream là 1 trong 4 startup đã nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures.

ceo gostream hanh trinh khoi nghiep day kho khan cua chang sinh vien bach khoa

CEO của VietJet Air: Doanh nhân thành đạt song vẫn giữ được dung mạo trẻ trung và tâm thái trong sáng

ceo gostream hanh trinh khoi nghiep day kho khan cua chang sinh vien bach khoa

CEO Toong: Cách xây dựng nền tảng văn hóa cho mô hình Coworking Space của mình

ceo gostream hanh trinh khoi nghiep day kho khan cua chang sinh vien bach khoa

Blue Dragon và BAYA: Câu chuyện đã định nghĩa lại về giá trị của tổ ấm

Mặc dù không tiết lộ cụ thể số tiền đầu tư vào GoStream nhưng đại diện Zone Startup Việt Nam khẳng định đây là khoản vốn không hề nhỏ dành cho ý tưởng độc đáo và bổ trợ hiệu quả cho nhu cầu bán hàng Online đang rất phổ biến hiện nay.

Zone Startups: Dòng vốn mới đầy tiềm năng cho startup công nghệ Việt Nam

Giới startup công nghệ tại Việt Nam đã có thêm một cơ hội mới, khi chương trình hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp Zone Startups chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.

Dự án này sẽ khuấy động thị trường bởi sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức như UniBrands, VinaCapital và các nhà đầu tư độc lập là ông Nguyễn Trung Tín - Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy; bà Tiêu Yến Trinh - Tổng giám đốc TalentNet; ông Phan Quốc Công - Chủ tịch HĐQT Unibrands.

Theo ông Alan Lynse - đại diện Tập đoàn Ryerson Futures và Dự án Zone Startups toàn cầu - Zone Startups Việt Nam đầu tư (vốn giống - vòng seed) tìm kiếm những dự án startup trong lĩnh vực công nghệ, mang đến những phần mềm sáng tạo, có tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam, khu vực và thế giới. Các tiêu chí để Zone Startups Việt Nam nhận dự án và hỗ trợ được xếp theo trật tự ưu tiên gồm: đội ngũ sáng lập, tiềm năng thị trường và sản phẩm.

Giới startup ở giai đoạn đầu của Việt Nam (10 năm trước) cho rằng, các nhà đầu tư ở Việt Nam chưa nhìn nhận đầu tư startup là một mô hình đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận. Theo ông Don Lam - đồng sáng lập và Tổng giám đốc VinaCapital - sản xuất và bất động sản thường gây chú ý hơn, nhưng thực tế công nghệ mới là lĩnh vực tiềm năng nhất.

Mặc dù vậy, tiềm năng đi kèm với rủi ro vì công nghệ có thể làm thay đổi thế giới, nhưng lại bị cái mới hơn đè quá nhanh. Sau mấy startup đình đám giai đoạn đầu, ngày càng ít startup xuất sắc từ công nghệ, nhất là các mảng đã hình thành tam trụ trên thị trường. Ngành nghề nào cuối cùng cũng sẽ có 3 ông to nhất và chiếm thị phần nhiều nhất, khi đó startup cùng lĩnh vực gần như ít cửa đi lên.

Ngoài ra, xu hướng khởi nghiệp đang “bùng nổ” sẽ là một nguồn “tài nguyên” vô giá để thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế.

Thành công gầy dựng từ những thất bại đau đớn của chàng sinh viên Bách Khoa

Là sinh viên Công nghệ thông tin, sẵn niềm đam mê công nghệ nên Tiến Viễn ngay từ khi còn là sinh viên đã nuôi khát khao startup. Tuy nhiên, GoStream hoàn toàn không phải là ý tưởng ban đầu của anh.

Vào năm 2008, chàng sinh viên năm nhất trường Bách Khoa Hà Nội khởi nghiệp với sản phẩm đầu tay là "Upanh.com", một website chia sẻ hình ảnh dành cho người Việt Nam. Dự án này đã nhanh chóng trở thành trang chia sẻ hình ảnh lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, khi những ông lớn nước ngoài như Flickr và đặc biệt là Facebook… tiến vào Việt Nam thì chàng sinh viên trẻ không còn giữ được vị thế của mình nữa và cuối cùng phải kết thúc dự án sau 5 năm hoạt động.

ceo gostream hanh trinh khoi nghiep day kho khan cua chang sinh vien bach khoa
Ảnh: Nguồn Internet

Sau khi thất bại với startup chia sẻ hình ảnh, Tiến Viễn chuyển sang tham gia vào một công ty chuyên về streaming video, cách hoạt động tương tự Youtube. Dự án này cũng phải dừng chân sau 3 năm hoạt động do sự cạnh tranh từ nhiều dịch vụ khác tương tự. Sau những thất bại đầu đời, Tiến Viễn bắt đầu đúc kết những kinh nghiệp và tiếp tục xây dựng hành trình mới. Từ những lần vấp ngã, anh nhận ra thay vì cố gắng cạnh tranh khốc liệt với những tay chơi tầm cỡ thì cách tốt nhất là tạo ra thứ có thể bổ trợ cho họ.

"Tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho riêng mình, với sự phát triển quá mạnh mẽ của những mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitte… thì thay vì ra mắt một nền tảng tương tự như họ, chúng ta có thể xây dựng những công cụ bổ trợ cho họ, giúp người dùng sáng tạo nội dung và chia sẻ lên mạng xã hội. Đó là ý tưởng ra đời GoStream", Tiến Viễn chia sẻ về lý do thành lập GoStream.

Với nền tảng phát livestream, thị trường chính là hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân bán hàng online thông qua livestream, GoStream giúp các nhà bán hàng dễ dàng tạo nên các kênh bán hàng online tương tự như mô hình Shopping TV với chi phí rẻ dựa trên hạ tầng các mạng xã hội phổ biến trên thế giới như Facebook, Yotube, Twitter.

Ngoài ra, ứng dụng cũng hỗ trợ khách hàng các công cụ để tạo nên các hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt, đặc biệt là tạo hàng loạt gameshow trên livestream giúp thu hút người xem. Dự án của Tiến Viễn sau vài tháng ra mắt thì bất ngờ được giới trẻ đón nhận tích cực và đang trên đà tăng trưởng khá nhanh.

Giấc mơ gọi vốn và những kinh nghiệm vàng trên hành trình khởi nghiệp

GoStream là một trong 4 startup công nghệ vừa được Zone Startups Việt Nam công bố đầu tư tại sự kiện Invesment Day vừa qua. Ba startup khác là Cloudwater, Medihub và Edu2review cũng nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures. Nói về thành quả này, Tiến Viễn cho biết đây là bước đệm vô cùng quan trọng trên hành trình tiếp theo của GoStream.

"Giữa lúc công ty gặp khó khăn, thu không đủ bù chi thì may mắn chúng tôi lại có cơ hội gia nhập vào một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp là Zone Startup Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu từ việc gia nhập vào chương trình tăng tốc startup của của Zone và gặp khá nhiều thuận lợi. Đầu tiên là chúng tôi có cơ hội được gặp gỡ các công ty startup khác cùng trong vườn ươm của Zone Startup, điều này giúp chúng tôi vững tin hơn về một thế hệ startup Việt Nam có khả năng vươn xa ra thị trường quốc tế.

Cũng thông qua Zone Startup Việt Nam, chúng tôi được tham gia nhiều hội thảo định hướng thị trường – kinh doanh và đặc biệt là gặp gỡ nhiều người thầy (mentor) đi trước. Những nhận xét – góp ý của mentor đã giúp chúng tôi trưởng thành ơn rất nhiều. Và sự cố gắng của chúng tôi đã được đền đáp xứng đáng khi tháng 9 vừa qua, GoStream là 1 trong 4 startup đã nhận được đầu tư ở vòng seeding từ VinaCapital Ventures", CEO GoStream tự hào.

Tiến Viễn cho biết, việc nhận được vốn là vinh dự - đánh dấu thành quả mà tập thể GoStream đã cố gắng không ngừng nghỉ trong 2 năm qua. Tuy nhiên, đây cũng là gánh nặng mới mà cả team phải cố gắng nhiều hơn để hoàn thành trách nhiệm với nhà đầu tư.

"GoStream có lớn mạnh được hay không là bắt đầu từ thời điểm này. Tôi tin tưởng thị trường livestream vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển, không chỉ phủ sóng ở lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce) mà livestream sẽ còn vươn xa ở các lĩnh vực khác như đào tạo trực tuyến, gameshow giải trí; thể thao tương tác…", Tiến Viễn nuôi hy vọng.

Những ngày đầu khởi nghiệp với GoStream, Tiến Viễn gặp vô vàn khó khăn bởi thiếu cả vốn lẫn người đồng hành. Cả team lúc đó chỉ có 3 người đồng thời cũng chính là 3 co-founder với mô hình cực kỳ đơn giản: một người lo back-end, một người lo front-end và một người lo kinh doanh. Và để tiết kiệm chi phí, văn phòng đầu tiên của công ty không phải ở Hà Nội hay TP.HCM mà lại là Nghệ An.

"Có thể nói đây là may mắn đầu tiên và cũng là may mắn lớn nhất quyết định thành công của GoStream, khi 3 chúng tôi là những mảnh ghép hoàn hảo của nhau, dù sống ở 2 đầu đất nước nhưng vận may đã đưa chúng tôi trở thành 1 team. Với số vốn ít ỏi mà 3 chúng tôi góp lại, bài toán đầu tiên chúng tôi phải giải quyết đó là đặt văn phòng ở đâu khi có 2 founder ở Hà Nội và 1 ở TP.HCM.

Sau khi bàn bạc, chúng tôi cho rằng nếu đặt văn phòng ở những thành phố lớn như vậy sẽ nhanh chóng hết tiền trong khi chưa kịp kiếm ra lợi nhuận. Do đó, tôi quyết định sẽ đặt văn phòng chính đồng thời cũng là trung tâm R&D tại Nghệ An - nơi quê hương tôi - đồng thời mở văn phòng đại diện ở Hồ Chí Minh.

Việc này có 2 cái lợi, thứ nhất là tiết kiệm chi phí trong thời gian đầu khởi nghiệp. Thứ 2, khi đặt trụ sở tại Nghệ An, chúng tôi may mắn được tỉnh hỗ trợ về mặt bằng và các chính sách dành riêng cho startup để phát triển được tốt nhất. Ngoài văn phòng này, GoStream đặt thêm một văn phòng nhỏ khác ở Hồ Chí Minh và cho 1 co-founder phụ trách mảng kinh doanh nhằm tiếp cận, gặp gỡ những khách hàng, đối tác lớn tại đây", CEO GoStream nhớ lại.

Nói về khó khăn lớn nhất của một startup công nghệ, Tiến Viễn khẳng định không phải là vốn mà chính là nguồn nhân lực.

"Khởi nghiệp ở quê cũng có những khó khăn riêng. Khó khăn lớn nhất là vấn đề nhân sự. Nhân sự giỏi thường tập trung ở thành phố lớn, do đó chúng tôi rất khó để tuyển được nhân sự phù hợp. Chúng tôi đưa ra 2 chiến lược. Đầu tiên là tuyển những nhân sự quê ở Nghệ An, hiện đang làm việc ở các thành phố lớn và có mong muốn trở về làm việc tại địa phương. Phương châm của chúng tôi là làm việc tại Nghệ An nhưng hưởng lương tương đương các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM.

Chiến lược thứ 2 là đào tạo nhân sự tại chỗ - chính là các sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn. Mỗi năm chúng tôi hướng dẫn khoảng 50 sinh viên thực tập và giữ lại 1 - 2 bạn phù hợp với yêu cầu. Thời gian đầu, cả 3 co-founder đều không có lương, phải tự tìm các công việc khác để kiếm thu nhập, dù vậy chúng tôi vẫn rất lạc quan vào tương lai của GoStream bởi chúng tôi đã nhanh chóng có được những khách hàng đầu tiên, đồng thời nhận được nhiều phản hồi tích cực. Từ những phản hồi đó, chúng tôi quay lại cải tiến sản phẩm và liên tục nâng cấp phiên bản mới. Đến nay chúng tôi đã có gần 500.000 user đăng ký và doanh thu liên tục tăng trưởng bình quân 120% mỗi tháng", Tiến Viễn tự hào nói về những thành quả đạt được.

Đúc kết một kinh nghiệm đăt giá trong hành trình khởi nghiệp, CEO GoStream Nghiêm Tiến Viễn chia sẻ rằng chính sự đồng lòng của các co-founder là chìa khóa đưa họ đến thành công.

"Tôi cho rằng sự đồng lòng và hỗ trợ nhau của các thành viên sáng lập chính là yếu tố quyết định thành bại của một startup. Chúng tôi luôn tâm niệm, co-founder phải là những người GIỐNG tầm nhìn và KHÁC năng lực. Giống tầm nhìn giúp chúng tôi cùng đưa công ty về 1 hướng. Khác năng lực giúp chúng tôi bổ trợ lẫn nhau, trở thành những mảnh ghép hoàn hảo của nhau", Tiến Viễn kết lại.

Tại ngày hội đầu tư Zone Startups Việt Nam' vừa qua, 10 công ty startups từ chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp” của Zone Startups Việt Nam đã được giới thiệu và có những bài thuyết trình ấn tượng, như: Vdes với Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho các giải pháp công nghệ sự kiện, Geso với Giải pháp EPR cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Papaya với Phần mềm, Hỗ trợ quản lý phúc lợi nhân viên, Gostream với Nền tảng livestream, cho phép chuyển bất kỳ video nào thành phát trực tiếp, Phypass với Công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhà máy thông minh, tối ưu hóa cửa hàng, Cloudwater với Ứng dụng công nghệ nhằm phát triển và quản lý hệ thống cấp nước Việt Nam, Medihub với Truyền thông tiếp thị tập trung ngành chăm sóc Y tế - Sức khỏe thông qua nền tảng kỹ thuật số và công nghệ.

Tại sự kiện, Zone startups Việt Nam đã ký quyết định đầu tư hỗ trợ cho 4 công ty trong chương trình tăng tốc gồm: Gostream, Cloudwater, Edu2review và Medihub.

Ngày hội được công ty cổ phần Zone Startups Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm một năm hoạt động của công ty tại Việt Nam. Zone Startups Việt Nam là một phần của mạng lưới Zone Startups toàn cầu, được thành lập vào năm 2018 tại TP. HCM, và được đồng hành bởi Quỹ đầu tư Vinacapital, TTG holdings, Talentnet Vietnam và Unibrands Vietnam.

Sự kiện là hoạt động đồng hành cùng với các công ty khởi nghiệp trong khuôn khổ hoạt động của Zone Startups Việt Nam.

Văn Khương