Shark Linh chỉ ra cái sai cho những người bước vào startup

Cập nhật: 11:36 | 20/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Hai cái sai của startup trong mắt Shark Linh: Chạy theo đam mê và nhăm nhăm làm ra sản phẩm hoàn hảo.  

shark linh chi ra cai sai cho nhung nguoi buoc vao startup

''Nên đẩy mình vào tình huống "Thôi chết rồi!’’ thường xuyên tối thiểu mỗi tháng một lần để tăng kĩ năng''

shark linh chi ra cai sai cho nhung nguoi buoc vao startup

'Shark' Linh tuyển nhân sự cho quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của Vingroup

shark linh chi ra cai sai cho nhung nguoi buoc vao startup

Shark Linh làm CEO công ty hỗ trợ khởi nghiệp vốn 70 tỉ đồng của Tập đoàn Vingroup

Trong khi startup nên "fail fast", những người muốn làm sản phẩm hoàn hảo lại mất quá nhiều thời gian trong việc tạo ra sản phẩm. "Tốt nhất mình nên đưa sản phẩm ra càng sớm càng tốt, và chấp nhận nó không hoàn hảo để hiểu khách hàng muốn gì, bởi có lúc mình đi một hướng nhưng khách hàng hoàn toàn ở hướng khác", Shark Linh khuyên nhủ.

Tại tọa đàm "Những mô hình startup đột phá" trong khuôn khổ sự kiện công bố dàn "cá mập" của Shark Tank Việt Nam mùa 3, Moderator Nguyễn Lan Anh - cựu Chủ biên Forbes Việt Nam - đặt câu hỏi cho Shark Thái Vân Linh - hiện là Tổng Giám đốc Vingroup Ventures về ngành có cơ hội nhất cho các bạn trẻ.

shark linh chi ra cai sai cho nhung nguoi buoc vao startup
Shark Linh chỉ ra cái sai cho những người bước vào startup. Ảnh: Nguồn Internet

Được biết, bà Thái Vân Linh sinh ngày 10.4.1977 tại TP. HCM, sang Mỹ từ năm 2 tuổi. Bà học tập và tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp tại Đại học Nam California vào năm 1999, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành tài chính tại Đại học Pennsylvania năm 2006.

Sau khi tốt nghiệp, bà Linh đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong nhiều tập đoàn đa quốc gia và đa ngành nghề. Từ tháng 9.1999 đến tháng 6.2000, bà Thái Vân Linh làm Điều phối viên Marketing tại Stamps.com, một công ty trong lĩnh vực bưu chính.

Rời Stamps.com, tháng 7.2000 bà Linh đầu quân cho The .tv Corporation với vị trí Phó giám đốc tiếp thị và kinh doanh quốc tế. Chỉ sau 1 năm, bà Linh được lên làm Giám đốc Marketing của công ty này và giữ vị trí đó đến tháng 3.2004.

Giữa năm 2006, bà Linh làm việc tại ngân hàng đầu tư Banc of America Securities, một công ty con của Bank of America.

Năm 2008, bà Thái Vân Linh về Việt Nam, gia nhập VinaCapital. Vị trí lãnh đạo nổi bật nhất gắn bó với tên tuổi vị nữ "cá mập" này là Giám đốc quỹ đầu tư DFJ Vinacapital, thuộc quản lý của Vinacapital. Đây cũng là đơn vị bà đại diện để tham gia chương trình truyền hình Shark Tank Việt Nam. Hiện nay, bà vẫn đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Vận hành và tác nghiệp tại quỹ ngoại này. Bà cũng đồng thời là sáng lập và CEO của một số hãng thời trang, may mặc như The One Couture, Rita Phil.

Shark Linh cũng là một doanh nhân luôn đấu tranh và bảo vệ phụ nữ. Đặc biệt, toàn bộ nhân viên tại Rita Phil, công ty do bà sáng lập, đều là nữ. Bà tâm niệm: “Đằng sau một người phụ nữ thành công là một nhóm người phụ nữ thành công hỗ trợ họ”.

Tên tuổi của bà Thái Vân Linh bắt đầu được nhiều người biết đến từ tháng 1.2017, khi bà trở thành một trong bốn nhà đầu tư chính, đại diện cho VinaCapital tham dự chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam (dành cho các công ty khởi nghiệp).

Tháng 12.2017, khi có nhiều lùm xùm trên mạng xã hội đặt nghi vấn rằng bà Thái Vân Linh không phải là nhà đầu tư đại diện cho VinaCapital thì ngay lập tức, đại diện VinaCapital đã "đập tan tin đồn", xác nhận chức danh của bà Thái Vân Linh là Director, Head of Strategy & Operations (Giám đốc Chiến lược và Vận hành, tập đoàn VinaCapital).

Theo đó, Shark Linh cho biết, Vingroup Ventures quan tâm vào những lĩnh vực, những ngành mà hệ sinh thái của Vingroup có thể hỗ trợ.

Vị cá mập nữ chính của ba mùa Shark Tank Việt Nam cũng chỉ ra điểm sai của startup là luôn mong chờ một sản phẩm cực hoàn hảo rồi mới tung ra thị trường.

"Trước khi đi hội nghị Linh có gặp một công ty. Họ đã điều chỉnh sản phẩm cho rất hoàn hảo trong 10 năm, rồi sắp tới tháng 7 sẽ ra thị trường. Với case đó Linh thấy quá lâu. Mình chỉ nên bỏ ra 3 - 6 tháng rồi cứ ra đại. Khi nói ra đại cũng hơi ngại vì không nên làm đại cái gì, nhưng mình nên đưa sản phẩm ra càng sớm càng tốt", Shark Linh nói.

Tổng Giám đốc Vingroup Ventures cũng cho rằng, khi lựa chọn ngành, người sáng lập phải hiểu về ngành đó. Startup không nên chạy theo cái gì, dù là chạy theo đam mê , mà nên chạy theo lĩnh vực mình đã biết, và có thể biết thêm.

Chỉ vì mình rất thích một cái gì đó, không có nghĩa là mình giỏi về cái gì đó và mình không có giỏi đến mức mà người ta có thể trả mình tiền để mình làm việc đó.

shark linh chi ra cai sai cho nhung nguoi buoc vao startup
Nữ chính của ba mùa Shark Tank Việt Nam. Ảnh: Nguồn Internet

Trước đó, khi được xin lời khuyên từ một bạn trẻ về việc không quyết định được ước mơ của chính mình, Shark Linh chia sẻ rằng: "Ước mơ và đam mê là hai thứ mà khi Linh còn trẻ, Linh cũng rất hay bối rối khi đứng giữa hai lựa chọn này. Và sau nhiều năm, Linh mới phát hiện ra rằng việc tìm đam mê cũng giống như việc tìm bạn đời. Một số người thì họ tìm được rất sớm. Và có một số người, họ phải mất một khoảng thời gian dài trước khi họ tìm được.

Và quan trọng là mình phải tiếp tục gặp gỡ nhiều người cho đến khi tìm được người mà mình cảm giác là phù hợp. Thường khi người ta nghĩ về đam mê, chúng ta nghĩ là mình sẽ tìm một thứ gì mà mình rất là thích. Từ đó, mình sẽ tìm công việc có thể cho mình làm những gì mình rất thích.

Nhưng chỉ vì mình rất thích một cái gì đó, không có nghĩa là mình giỏi về cái gì đó và mình không có giỏi đến mức mà người ta có thể trả mình tiền để mình làm việc đó. Lời khuyên của Linh dành cho các bạn là đừng tập trung quá vào việc tìm đam mê của mình là gì. Bạn nên tập trung vào việc tôi giỏi về cái gì.

Sau đó, bạn tìm một công việc mà cho bạn cơ hội để phát triển kĩ năng đó. Trong quá trình bạn đang học hỏi và tìm hiểu sâu hơn về kĩ năng này, bạn nên tự hỏi tôi có thích công việc này không? Và rất có thể, là vì bạn đang giỏi về một thứ gì đó thì bạn sẽ thích nó.

Nếu câu trả lời của bạn là "Không, tôi không thích công việc này" thì bạn nên trở lại danh sách điểm mạnh của mình và tìm một công việc khác. Bạn cần phải tiếp tục cố gắng tìm những công việc mà bản thân giỏi và thích. Rồi một ngày nào đó, bạn sẽ tìm được đam mê của chính mình".

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm