Sẽ dành khoảng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, người lao động gặp khó khăn do COVID-19

Cập nhật: 01:01 | 01/04/2020 Theo dõi KTCK trên

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 chiều 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Tác động của dịch là rất lớn, không chỉ đối với sản xuất kinh doanh, thu ngân sách mà cả với đời sống của người dân, nhất là người nghèo, công nhân thất nghiệp và một số đối tượng khác không có tích lũy gặp rất nhiều khó khăn.

se danh khoang 30000 ty dong ho tro nguoi ngheo nguoi lao dong gap kho khan do covid 19

Giữa dịch COVID-19, Startup eDoctor được rót vốn triệu đô từ 4 quỹ đầu tư

se danh khoang 30000 ty dong ho tro nguoi ngheo nguoi lao dong gap kho khan do covid 19

"Về nhà đi con" phiên bản thời Covid-19 lên sóng từ 6/4

se danh khoang 30000 ty dong ho tro nguoi ngheo nguoi lao dong gap kho khan do covid 19

Hàng hóa thiết yếu tại các siêu thị luôn đảm bảo đủ để phục vụ người dân. Ảnh: Phương Anh/TTXVN

Thủ tướng nêu rõ, tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi trước mắt phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm, giúp họ có thu nhập để bảo đảm đời sống ở mức cơ bản tối thiểu. Chính phủ sẽ quyết định gói hỗ trợ cho người lao động để bảo đảm an sinh xã hội. Trong quá trình chuẩn bị Nghị quyết về gói hỗ trợ này, cần trả lời 3 câu hỏi, trước hết là xác định rõ đối tượng, ai cần hỗ trợ.

Nguyên tắc đặt ra là chỉ hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, không bỏ sót đối tượng và cũng không được để lợi dụng chính sách để hỗ trợ tràn lan. Về đối tượng, phải 5 nhóm đối tượng: Người nghèo và cận nghèo; đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội; người lao động theo hợp đồng phải tạm thời ngưng việc; hộ hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động; người lao động tự do mất việc.

Cần xác định chính xác mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cho từng loại đối tượng. “Có những ý kiến nêu hỗ trợ 500.000 đồng; 900.000 đồng, 1 triệu đồng, 50% mức lương tối thiểu … thì căn cứ mức nào là phù hợp?”, Thủ tướng đặt câu hỏi. Cần xác định rõ nguồn hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định. Theo Thủ tướng, nguồn chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước trong thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như từ doanh nghiệp.

Việc hỗ trợ đảm bảo 4 nguyên tắc là hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 làm giảm sâu thu nhập, mất việc làm, thiếu việc làm. Hỗ trợ theo nguyên tắc chia sẻ cả người lao động, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và nhà nước cùng chia sẻ để bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phân bổ phù hợp với ngân sách Trung ương và địa phương. Chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm xác định đúng đối tượng hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch, không để tiêu cực, trục lợi chính sách, phát sinh tiêu cực, khiếu kiện, khiếu nại. Thủ tướng yêu cầu khoản tiền hỗ trợ này phải đến người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và người dân, có trách nhiệm giữ người lao động.

Cũng tại cuộc họp này, Thủ tướng cũng cho ý kiến về các mức hỗ trợ trực tiếp, thời gian hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng để đưa ra phiên họp Chính phủ như hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, người lao động có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn nhất phải dừng kinh doanh, người lao động tự do, không có việc làm… với tổng số tiền ước tính ban đầu khoảng 28 - 30 nghìn tỷ đồng, cả ngân sách Trung ương và địa phương.

Cụ thể như hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo 1 triệu đồng/người/tháng, trước mắt hỗ trợ 3 tháng (tháng 4, 5, 6). Hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.

Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát, có tiêu chí hỗ trợ cụ thể theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ một bộ phận thực sự khó khăn, bị mất việc, không hỗ trợ cho tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công. Nguồn hỗ trợ cả ngân sách Trung ương và địa phương. Hỗ trợ người lao động có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương giảm thu nhập thì mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng (tức 50% lương tối thiểu), trước mắt hỗ trợ cho 3 tháng 4,5,6.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn cùng chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hàng tháng. Nếu doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả tối thiểu 50% lương tối thiểu cho lao động thì thực hiện vay Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do COVID-19 với mức 1 triệu đồng/tháng trong ba tháng 4,5,6.

Hỗ trợ người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm, mức 1 triệu đồng/người/tháng, trong 3 tháng 4,5,6. Chủ tịch UBND các địa phương phải xác định rõ đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, không được gian dối, trục lợi.

se danh khoang 30000 ty dong ho tro nguoi ngheo nguoi lao dong gap kho khan do covid 19 Grab công bố hỗ trợ tài xế, nhà hàng và cộng đồng 70 tỷ đồng chống dịch Covid-19

TBCKVN - Grab vừa phê duyệt khoản ngân sách 70 tỉ đồng (3 triệu USD) nhằm hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số ...

se danh khoang 30000 ty dong ho tro nguoi ngheo nguoi lao dong gap kho khan do covid 19 Bộ Tài chính đề xuất gia hạn tiền nộp thuế và thuê đất lên 80.000 tỷ

TBCKVN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa ký Tờ trình Chính phủ số 47 về Nghị định gia hạn thời hạn ...

se danh khoang 30000 ty dong ho tro nguoi ngheo nguoi lao dong gap kho khan do covid 19 Huy động 6,3 triệu đoàn viên tham gia, hỗ trợ công tác khai báo y tế

TBCKVN - Phát biểu tại cuộc làm việc với Trung ương Đoàn vào sáng nay 25/3, Thủ tướng nêu rõ, không chỉ 6,3 triệu đoàn viên ...

Theo vietnamplus.vn

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm