Sáp nhập 3 tỉnh phía Nam, TP.HCM mới có thêm “báu vật biển đảo” từng là địa ngục trần gian
Nếu TP.HCM mới sau khi sáp nhập sẽ có thêm một “báu vật biển đảo” – nơi từng là “địa ngục trần gian”.
TP.HCM mở rộng: Không chỉ đông dân, còn có đảo lớn
Sáp nhập TP.HCM với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, một thành phố mới sẽ ra đời với quy mô và diện tích vượt trội. Đáng chú ý, TP.HCM mới sẽ có thêm một đảo lớn – Côn Đảo – vốn thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Dân số của TP.HCM khoảng 9 triệu người (số liệu 2021). Nếu cộng thêm dân cư từ hai tỉnh nói trên, thành phố mới không chỉ là trung tâm kinh tế lớn nhất mà còn đứng TOP về dân số. Tuy nhiên, điều khiến bản đồ hành chính thêm phần đặc biệt lại nằm ở yếu tố tự nhiên: TP.HCM mở rộng sẽ sở hữu cả rừng, biển, núi và đảo...
Côn Đảo – Quần đảo lịch sử, địa chất và sinh thái độc nhất
Côn Đảo là huyện đảo có diện tích lớn thuộc hàng đầu Việt Nam, khoảng 76 km². Quần đảo này hình thành từ hoạt động địa chất hàng triệu năm trước, thuộc khối nhô Côn Sơn, bao gồm nhiều thành phần đá cổ như Riolit, Diorit và Micrôgranít từ kỷ Mezozoi muộn đến Kainozoi sớm. Chính quá trình kiến tạo này đã tạo nên địa hình đồi núi, rừng nguyên sinh và đường bờ biển đẹp hoang sơ.

Tổng cộng, quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Côn Sơn là đảo chính với diện tích khoảng 51,5 km². Đây là nơi tập trung các điểm dân cư, hành chính và du lịch chủ chốt của huyện. Đặc biệt, Côn Đảo nổi bật không chỉ bởi địa hình thiên nhiên độc đáo, mà còn vì giá trị lịch sử sâu sắc.
Trước thế kỷ 20, tài liệu Việt Nam từng gọi đảo chính là Côn Lôn hoặc Côn Nôn, từ tiếng Mã Lai "Pulau Kundur", nghĩa là hòn Bí. Người Pháp phiên âm là Poulo Condor – cái tên từng gắn liền với nhà tù khét tiếng thời thuộc địa.
Từ “địa ngục trần gian” đến điểm đến linh thiêng
Năm 1862, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo và xây dựng nhà tù tại đây – nơi từng giam giữ hàng nghìn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước. Suốt nhiều thập kỷ, nơi này bị gọi là “địa ngục trần gian”. Thời chính quyền Sài Gòn (1954–1975), hệ thống nhà tù được mở rộng thêm và vẫn là nơi giam giữ tù nhân chính trị.
Sau ngày thống nhất đất nước, Côn Đảo dần hồi sinh. Dù từng trải qua nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính – từ tỉnh Côn Đảo (1975), huyện thuộc TP.HCM (1976), tỉnh Hậu Giang (1977), đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo (1979), cho đến khi chính thức trở thành huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 1991 – Côn Đảo luôn mang một giá trị biểu tượng không thể thay thế.
Điểm đến linh thiêng nhất tại đây là nghĩa trang Hàng Dương – nơi an nghỉ của gần 2.000 chiến sĩ, tù nhân chính trị, trong đó có ngôi mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Dù mất khi mới 19 tuổi, chị Sáu trở thành biểu tượng bất khuất và là một phần ký ức thiêng liêng của Côn Đảo. Nghĩa trang ngày nay không chỉ là điểm tưởng niệm, mà còn là nơi kết nối thế hệ trẻ với lịch sử, lòng biết ơn và sự hy sinh.